Lực lượng Tham mưu Công an tỉnh: 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Cập nhật: 26-04-2016 | 10:46:52

70 năm qua, lực lượng Tham mưu Công an (CA) tỉnh luôn khẳng định được vị trí hết sức quan trọng của mình trong toàn bộ các mặt hoạt động của CA tỉnh. Trong bất cứ thời điểm nào, điều kiện nào, công tác tham mưu cũng luôn gắn liền với hoạt động lãnh đạo chỉ huy, gắn liền với sự trưởng thành của lực lượng CA tỉnh nhà. Trong mỗi thành tựu, mỗi chiến công mà lực lượng CA đã giành được đều có phần đóng góp không nhỏ của lực lượng Tham mưu.

 Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến năm 1985, được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo bộ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trực tiếp là Đảng ủy và Ban Giám đốc CA tỉnh, lực lượng Tham mưu đã vượt qua mọi khó khăn, từng bước kiện toàn tổ chức, xây dựng và phát triển lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) phục vụ đắc lực đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.

Từ năm 1997 đến nay, kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, vấn đề an sinh xã hội được nâng cao, tuy nhiên tình hình thế giới, khu vực và trong nước luôn tiềm ẩn phức tạp về ANTT, lực lượng Tham mưu từ tỉnh đến cơ sở đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ tổng hợp tình hình, nghiên cứu đề xuất giúp lãnh đạo triển khai, theo dõi tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chỉ thị của ngành. Lực lượng Tham mưu CA tỉnh luôn chủ động tham mưu Giám đốc đề xuất Bộ Công an, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo hiệu quả các mặt công tác trên lĩnh vực ANTT.

Trong lĩnh vực an ninh chính trị, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị; BCH Trung ương về các mặt công tác CA trong tình hình mới”, lực lượng Tham mưu CA tỉnh đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, các ngành chức năng xây dựng các phương án, đề án như: Đề án “Bảo đảm ANTT các khu - cụm công nghiệp”, “Bảo đảm ANTT nông thôn - đô thị”, “Bảo đảm ANTT trên lĩnh vực bưu chính viễn thông và internet”…, đã tham mưu Giám đốc xây dựng nhiều phương án và tổ chức diễn tập phương án phòng chống gây rối, bạo loạn, khủng bố và được lãnh đạo tỉnh, Bộ Công an và các ngành đánh giá cao. Hàng năm tổ chức diễn tập ở 2 huyện, 30% xã, phường, thị trấn để nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo các cấp, đồng thời chuẩn bị phương tiện và lực lượng sẵn sàng tham gia giải quyết khi có tình hình phức tạp, đột xuất xảy ra.

Trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội đã tham mưu và triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình hành động quốc gia phòng chống tội phạm; các nghị định, chỉ thị của Chính phủ trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thực hiện chủ trương chuyển hóa tình hình ANTT ở các địa bàn trọng điểm… Qua đó đã góp phần kiềm chế tình hình tội phạm, làm giảm tai nạn giao thông, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Đã tham mưu Hội đồng khoa học CA tỉnh tổ chức nghiệm thu 19 đề tài khoa học và triển khai ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đánh giá cao. Qua công tác tổng kết lịch sử, đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức minh oan cho 56 trường hợp bị chết oan trong vụ án gián điệp ở Bến Cát năm 1948 và xét truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang CAND cho 2 tập thể và 2 cá nhân trong lực lượng Công an tỉnh Bình Dương trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ.

Qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Tham mưu CA tỉnh được Đảng, Nhà nước tặng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì và nhiều phần thưởng cao quý khác. Nhiều tập thể, hàng trăm lượt CBCS được Bộ Công an, Chính phủ, UBND tỉnh, Giám đốc CA tỉnh tặng bằng khen, giấy khen.

 Ngày 21-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các tổ chức công an trong cả nước thành “Việt Nam Công an vụ”. Ngày 18-4-1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Nghị định số 121/NĐ quy định về tổ chức bộ máy Việt Nam Công an vụ gồm 3 cấp: Ở Trung ương gọi là Nha Công an, ở 3 miền Bắc, Trung, Nam gọi là Sở Công an; ở các tỉnh gọi là Ty Công an. Mỗi cấp công an đều có tổ chức văn phòng làm nhiệm vụ tham mưu phục vụ trực tiếp cho các cấp lãnh đạo, chỉ huy. Sự kiện này là bước ngoặt lịch sử đánh dấu sự ra đời của lực lượng Tham mưu CAND. Từ đây, công tác tham mưu được tổ chức có hệ thống từ Trung ương đến địa phương phục vụ đắc lực sự chỉ đạo của lãnh đạo công an các cấp trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Ngày 8-12-1998, Bộ trưởng Bộ Công an ra Chỉ thị số 14/CT về “Tăng cường công tác tham mưu trong tình hình mới”, trong đó quyết định lấy ngày 18-4 hàng năm là ngày truyền thống của lực lượng Tham mưu CAND Việt Nam.

 KHẮC CHUNG

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=581
Quay lên trên