Một số nội dung của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

Cập nhật: 04-05-2020 | 09:12:26

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20-11-2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2019. Luật Phòng, chống tham nhũng tiếp tục quy định 6 nhóm biện pháp phòng ngừa tham nhũng, một trong các nhóm biện pháp đó là thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.

Luật quy định người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

- Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;

- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

- Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

- Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.

Ngoài ra, trong luật này cũng quy định rõ việc phản ánh, tố cáo của cá nhân, tổ chức và việc xử lý phản ánh, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng; bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng; khen thưởng cho những người có thành tích trong việc phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham những. Đồng thời, luật cũng nêu rõ trách nhiệm của người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng.

SỞ TƯ PHÁP

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=406
Quay lên trên