Ngành dệt may đứng trước cơ hội và thách thức

Cập nhật: 29-06-2018 | 08:04:42

Hiện nay, đầu tư vào nhiều ngành dệt may đang có xu hướng chuyển dịch vốn vào Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng. Trong khi đó, ngành dệt may trong nước đang nỗ lực để nâng cao năng lực sản xuất và quản lý, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để hội nhập kinh tế thế giới.

 Thu hút mạnh vốn FDI

Việc Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp cho sức hút của ngành dệt may tỉnh Bình Dương với các nhà đầu tư ngoại tăng cao. Đại diện Tập đoàn Far Eastern cho biết, sau khi hoạt động giai đoạn 1, tập đoàn nhận thấy tiềm năng phát triển tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ sản xuất sợi xơ tổng hợp, sản phẩm dệt kim, nhuộm... nên đã quyết định tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất tại huyện Bàu Bàng.

 Sản xuất tại một nhà máy vải sợi ở Khu công nghiệp Mỹ Phước

Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may Bình Dương, khi đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực sẽ có nhiều dự án đầu tư ngành dệt may từ EU và Hàn Quốc đầu tư vào ngành này. EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của ngành dệt may Việt Nam. Đây sẽ là động lực, lợi thế rất lớn cho hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào EU. Với lợi thế trên, dự báo các dự án đầu tư dệt may sẽ tiếp tục dịch chuyển đến Việt Nam. Dự báo, Hàn Quốc sẽ tiếp tục đầu tư lĩnh vực này trong thời gian tới vì bên cạnh ký Hiệp định song phương với Việt Nam, Hàn Quốc còn có Hiệp định hợp tác với EU, nên có nhiều lợi thế để chọn Việt Nam đầu tư.

Lý giải nguyên nhân này, các chuyên gia cho biết, với các FTA có sự tham gia của nhiều thị trường lớn bắt đầu có hiệu lực, lợi ích từ xuất nhập khẩu sẽ kích thích các nhà đầu tư về nước ta. Bên cạnh đó, với nhu cầu hoàn thiện chuỗi cung ứng trong ngành sản xuất, dệt may Việt Nam vẫn hội tụ các điều kiện để doanh nghiệp FDI lựa chọn đầu tư.

Đơn cử, xu thế đầu tư sản xuất xơ sợi để xuất khẩu đã hình thành, do Việt Nam đang có thị trường xuất khẩu sợi lớn sang Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc… và dòng vốn FDI chảy vào ngành sợi có thể tiếp tục tăng. Theo dự báo, đến năm 2019, Việt Nam sẽ có khoảng 19 hiệp định thương mại có hiệu lực và những hiệp định này đều có cơ hội đưa thuế suất về 0%. Ước tính xuất khẩu dệt may của Việt Nam có thể tăng gấp đôi vào năm 2025.

Áp lực tiền lương tăng

Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may cả tỉnh trong tháng 6-2018 tăng 3% so với tháng trước và tăng 20% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 9% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh. Các mặt hàng dệt may xuất khẩu vẫn giữ được mức tăng trưởng khá và ổn định, lượng đơn hàng xuất khẩu trong quý II-2018 tăng từ 3 - 5% so với cùng kỳ, nhất là các mặt hàng áo thun, áo jacket, áo sơ mi.

Ông Lê Hồng Phoa, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Bình Dương, cho biết rất nhiều công ty trong hiệp hội có số đơn hàng đã ký kết có thể bảo đảm cho DN hoạt động liên tục đến hết quý III. Thị trường chủ yếu của doanh nghiệp dệt may Bình Dương hiện là 4 thị trường lớn gồm: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản vàHàn Quốc, trong đó thị trường Mỹ là thịtrường lớn nhất chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu. Dựbáo cho thấy, các thịtrường truyền thống này vẫn trên đàtăng nhập khẩu.

Theo ông Phoa, hiện nay các công ty trong hiệp hội đã tăng cường đầu tư các sản phẩm thành phẩm để xuất khẩu và chú trọng đầu tư vào các hàng có giá trị gia tăng cao như vải, xơ sợi, vải địa kỹ thuật, phụ liệu dệt may... Các DN còn đầu tư phát triển khâu dệt nhuộm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vải trong nước, đồng thời nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng cho sản phẩm may mặc.

Ông Phoa dự đoán, năm nay dự kiến dệt may sẽ tăng khoảng 15% so với năm 2017. Mặt khác, theo các DN, việc Mỹ khơi mào chiến tranh thương mại với Trung Quốc thời gian gần đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới bức tranh thương mại dệt may thế giới trong năm 2018.

“Tuy nhiên, trong giai đoạn tới ngành dệt may được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn về phát triển nguyên phụ liệu, thiết kế, về lao động, nhất là khi lao động giá rẻ, cũng không còn là lợi thế, do đó có khả năng ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của các DN dệt may trong nước. Trong giai đoạn 2008-2016, mức lương tối thiểu vùng đối với DN trong nước đã tăng bình quân 26,4%/năm và đối với các DN FDI tăng 18,1%/năm. Ðiều này sẽ khiến ngành dệt may phải chịu nhiều áp lực vì chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng cao… làm cho giá thành cao hơn các đối thủ cạnh tranh”, ông Phoa cho hay.

 TIỂU MY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=483
Quay lên trên