Tình trạng này diễn ra ở huyện Quỳ Châu. Tại các huyện miền núi khác cũng đang thiếu nghiêm trọng đội ngũ bác sĩ.
Các huyện miền núi trong tỉnh Nghệ An là những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, giao thông đi lại cách trở, mạng lưới y tế hầu hết được phủ kín đến các xã; ở trung tâm huyện có bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế dự phòng và 2 bệnh viện đa khoa khu vực... Tuy nhiên, tại những địa phương này, ngành y tế đang hoạt động trong điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ bác sĩ. Trong đó, đội ngũ bác sĩ nguồn đào tạo tại chỗ đang thiếu hụt, không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Trong khi đó, việc điều động, luân chuyển bác sĩ từ tuyến tỉnh về công tác tại các huyện miền núi gặp khó khăn, vì thiếu nguồn bác sĩ; cơ chế, chính sách khuyến khích để thu hút bác sĩ về huyện công tác chưa phù hợp.
Trước thực trạng trên, tỉnh Nghệ An đang tập trung củng cố, nâng cao chất lượng và bổ sung, thu hút đội ngũ bác sĩ về công tác tại các huyện miền núi bằng các giải pháp phù hợp. Tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2015, 70 - 90% số xã vùng miền núi cao có bác sĩ công tác tại trạm y tế. Giải pháp được tỉnh đề ra là tạo nguồn, gửi đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường đại học y; xây dựng chính sách thu hút đội ngũ bác sĩ về công tác tại các huyện miền núi; ưu tiên đào tạo bác sĩ chuyên tu cho tuyến xã, huyện miền núi và bác sĩ cử tuyển cho vùng miền núi, vùng dân tộc; hàng năm bố trí từ 90 đến 110 bác sĩ luân chuyển xuống trạm y tế xã theo đề án 1816 của Bộ Y tế và các quyết định khác của tỉnh Nghệ An.
T.S (tổng hợp)