Những điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

Cập nhật: 14-08-2018 | 06:27:44

Năm 2017, kết quả Chỉ số CCHC của các huyện, thị, thành phố đạt mức khá và tốt, không có địa phương đạt kết quả trung bình. Chỉ số CCHC trung bình năm 2017 đạt 78,39%, tăng 1,48% so với năm 2016. Điều đó cho thấy các địa phương cấp huyện có sự nỗ lực lớn trong thực hiện các nhiệm vụ CCHC.

 Khoản cách thu hẹp, mức độ đồng đều cao

So với Chỉ số CCHC năm 2016 thì kết quả Chỉ số CCHC của các huyện, thị, thành phố năm 2017 có nhiều điểm nổi bật. Cụ thể, TP.Thủ Dầu Một là địa phương dẫn đầu và đạt kết quả xếp loại tốt liên tục trong 4 năm đánh giá, xứng tầm vị thế là đô thị trung tâm của tỉnh về CCHC. Ba địa phương được xếp loại tốt và 6 địa phương xếp loại khá như năm 2016 nhưng có sự thay đổi là huyện Bàu Bàng có kết quả tăng từ khá lên tốt, TX.Thuận An từ tốt xuống khá; TX.Tân Uyên tiếp tục xếp loại tốt 2 năm liền. Theo đánh giá của các thành viên hội đồng, khoảng cách giữa các địa phương ngày càng thu hẹp, mức độ đồng đều khá cao.

 Công tác CCHC ở TX.Tân Uyên đã tăng hạng so với năm 2016. Trong ảnh: CBCC một cửa TX.Tân Uyên giải quyết TTHC cho người dân

Nhìn vào kết quả công bố Chỉ số CCHC năm 2017 cho thấy, 6 địa phương có kết quả Chỉ số CCHC năm 2017 tăng so với năm 2016, trong đó TX.Dĩ An tăng cao nhất (7,55%), huyện Bàu Bàng tăng ít nhất (0,68%). Ba địa phương có kết quả chỉ số giảm điểm là TX.Bến Cát (giảm 1,32%), TX.Thuận An (giảm 1,21%) và huyện Phú Giáo (giảm 0,39%). Về thứ hạng, TP.Thủ Dầu Một tiếp tục giữ hạng 1; 3 địa phương tăng hạng (TX.Tân Uyên, huyện Bàu Bàng tăng 1 hạng, TX.Dĩ An tăng 3 hạng); 3 địa phương giảm hạng (TX. Thuận An giảm 2 hạng, TX.Bến Cát giảm 1 hạng, huyện Phú Giáo giảm 2 hạng) và 2 địa phương không thay đổi hạng (huyện Dầu Tiếng hạng 7 và huyện Bắc Tân Uyên hạng 9). TX.Thuận An giảm điểm so với năm 2016 nhưng tiệm cận tốt; TX.Dĩ An năm 2017 tăng cao so với năm 2016. TX.Tân Uyên và huyện Bàu Bàng là những địa phương có tốc độ tăng điểm, cải thiện chất lượng công tác CCHC tốt, kế đó là TX.Bến Cát, TX.Thuận An, TX.Tân Uyên. Riêng 3 huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng và Bắc Tân Uyên, nhìn chung mức đổi cải cách vẫn chậm, chưa hòa kịp xu thế và tình hình đẩy mạnh CCHC trong giai đoạn hiện nay của cả nước nói chung và của tỉnh Bình Dương nói riêng.

Điểm đặc biệt đáng lưu ý là những địa phương có tốc độ đô thị hóa cao, kinh tế - xã hội phát triển thì cũng là những địa phương có chất lượng công tác CCHC tốt và kết quả Chỉ số CCHC cao. Điều này tiếp tục khẳng định CCHC có mối quan hệ tác động qua lại với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. CCHC là động lực, tạo cơ chế, thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng giúp thu hút đầu tư và các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Khẩn trương khắc phục những  Chỉ số thành phần giảm điểm

Ông Trương Công Huy, Giám đốc Trung tâm Hành chính công, thành viên Hội đồng đánh giá Chỉ số CCHC của tỉnh nhìn nhận, kết quả Chỉ số CCHC của 9 địa phương cấp huyện năm 2017 và so sánh kết quả năm 2016 có những kết quả đáng chú ý sau: Có 5/8 Chỉ số thành phần có kết quả tăng là chỉ đạo, điều hành CCHC; cải cách TCBMHCNN; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, VC; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính. Trong đó, có 2 Chỉ số thành phần tăng từ khá lên tốt là cải cách TCBMHCNN và hiện đại hóa nền hành chính. Chỉ số thành phần cải cách tài chính công tiệm cận loại tốt. 3/8 Chỉ số thành phần còn lại đều xếp loại khá.

Cũng theo Hội đồng đánh giá Chỉ số CCHC của tỉnh có 3 Chỉ số thành phần giảm điểm gồm: xây dựng và tổ chức thực hiện Văn bản QPPL; cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Các Chỉ số thành phần giảm điểm nhưng kết quả giảm không đáng kể (dưới 4%). Nguyên nhân một số Chỉ số thành phần có kết quả giảm do chưa xây dựng kế hoạch ban hành Văn bản QPPL hàng năm nên chưa đánh giá được kết quả thực hiện xây dựng Văn bản QPPL trên địa bàn các huyện, thị, thành phố. Về cải cách TTHC do đa số các địa phương chưa thực hiện đầy đủ quy định về việc cập nhật và công khai TTHC tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; chưa có kết quả cụ thể trong thực hiện đơn giản hóa TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết; một số địa phương chưa đạt tỷ lệ trên 90% TTHC thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Hiện nay, đa số các địa phương có sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ hành chính nhưng việc tiếp nhận, cập nhật dữ liệu hồ sơ phát sinh vào phần mềm chưa đầy đủ…

Nhìn chung, dù còn một số lĩnh vực thực hiện chưa như kỳ vọng, nhất là hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhưng việc thực hiện các nội dung CCHC ở cấp huyện tương đối đồng đều, có khoảng cách không lớn, trong đó công tác chỉ đạo, điều hành, chất lượng đội ngũ CB, CC, VC và việc hiện đại hóa, trang thiết bị CNTT, cơ sở vật chất để thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã có tác động lớn đến chất lượng công tác CCHC của các địa phương, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 Kết quả Chỉ số CCHC năm 2017 của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn cho thấy công tác CCHC trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực so với năm 2016. Sau 4 năm đánh giá Chỉ số CCHC, đa số sở, ban, ngành đều có sự quan tâm hơn, chỉ đạo quyết liệt hơn, cụ thể hơn và thiết thực hơn về CCHC. Điều này thể hiện qua từng nội dung công tác CCHC của Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011- 2020 có sự chuyển biến tốt, đúng định hướng và mục tiêu của Trung ương và của tỉnh. Nhiều nội dung CCHC đi vào chiều sâu, hướng đến chất lượng thực chất, hiệu quả của công tác CCHC, như: Công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động CCHC, hiện đại hóa nền hành chính, cải cách tài chính công và việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

 HỒ VĂN             

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=290
Quay lên trên