Tấm gương thoát nghèo bền vững

Cập nhật: 27-08-2018 | 08:20:48

Đó là gia đình chị Nguyễn Thị Phước, SN 1963, xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng. Từ hai bàn tay trắng, với sự đồng lòng, các thành viên trong gia đình đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo để trở thành gương điển hình của xã.

Vợ chồng chị Phước quê ở Kiên Giang. Năm 1995, vợ chồng chị về Bình Dương lập nghiệp. Đến với mảnh đất xa lạ, vợ chồng chị làm thuê làm mướn đủ nghề để nuôi các con. Không có đất canh tác, cộng với con đông (6 người con), cuộc sống gia đình chị càng thêm khó khăn. Không đầu hàng với số phận, các thành viên trong gia đình phân công nhau mỗi người một công việc để vươn lên thoát nghèo. Ba mẹ đi làm thuê, các con ở nhà phụ việc nhà. Cứ thế, cuộc sống dần có dư, anh chị dùng số tiền đó mua đất để canh tác. Từ 1 - 2 sào đất, gia đình dành dụm mua thêm được 2 ha đất. Có đất canh tác, vợ chồng chị còn được hỗ trợ cho vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội để sản xuất, trồng trọt. Có điều kiện làm ăn, vợ chồng, con cái chị tiếp tục cày cuốc trồng rau màu, cây ăn trái để có tiền trang trải cuộc sống.

Ngoài 2 ha đất của gia đình, vợ chồng chị thuê thêm 3 ha nữa để trồng cây thuốc cá, khoai mì cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm. Có điều kiện sống ổn định, các con chị được cho đi học cao. Hiện nay, 3 người con đã có gia đình, cuộc sống ổn định; 3 con còn lại đang đi học. Gia đình chị được công nhận thoát nghèo từ năm 2017. Ông Đinh Quốc Hiệu, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Thạnh, nhận xét gia đình chị Phước là một trong số các hộ thoát nghèo của xã năm 2017. Gia đình chị Phước ngoài làm ăn giỏi còn tích cực tham gia các hoạt động của địa phương và là gia đình văn hóa của xã.

T.LÝ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=346
Quay lên trên