Tăng cường quản lý, đấu tranh với hàng gian, hàng giả

Cập nhật: 16-11-2022 | 08:44:27

Các ngành chức năng tăng cường công tác nắm tình hình các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả về thép, linh kiện điện tử, gỗ và sản phẩm từ gỗ, rượu, bia, thuốc lá, đường cát, phân bón... Đồng thời, Công an tỉnh đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nghiêm trọng, phức tạp để giữ sự ổn định thị trường.

 Các ngành chức năng phối hợp kiểm tra tại kho hàng vi phạm về gian lận thương mại

 Thị trường phức tạp

Theo đánh giá của đại tá Trần Văn Chính, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Bình Dương là địa phương không có biên giới quốc gia nên hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng cấm không diễn ra công khai. Tuy nhiên, tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt thuận lợi để vận chuyển hoặc trung chuyển hàng hóa từ Bắc vào Nam, từ các tỉnh biên giới, Tây nguyên về. Mặt khác, Bình Dương hiện có nhiều khu, cụm công nghiệp, nhiều kho hàng cho thuê, số lượng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài nhiều, cùng với hàng trăm ngàn hộ kinh doanh với đầy đủ các loại hình hoạt động đã làm cho công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn rất khó khăn, phức tạp.

Trong 9 tháng năm 2022, hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, không rõ nguồn gốc được phát hiện chủ yếu là thuốc lá, phụ tùng ô tô, xe máy, thiết bị điện, linh kiện điện thoại, thực phẩm... Cuối tháng 9 vừa qua, tổ tuần tra Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 1 ô tô đang vận chuyển 8.450 bao thuốc lá ngoại nhập lậu trên địa phận TP.Thuận An, tài xế để lại tang vật cùng phương tiện để tẩu thoát. Tình trạng mua bán lén lút tại các tiệm tạp hóa vẫn diễn ra nhưng số lượng không nhiều, cá biệt vẫn còn một số điểm tàng trữ số lượng thuốc lá lớn đủ yếu tố xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự. Trước đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh chủ trì, phối hợp Phòng PC03 Công an tỉnh tiến hành kiểm tra, phát hiện tạp hóa Phương Linh, địa chỉ phường Lái Thiêu, TP.Thuận An đang tàng trữ, bày bán 1.557 bao thuốc lá điếu các loại do nước ngoài sản xuất, vụ việc có dấu hiệu hình sự nên đã chuyển hồ sơ cùng tang vật vi phạm đến cơ quan cảnh sát điều tra xem xét, truy cứu trách nhiệm.

Ông Lê Văn Danh, Phó cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, cho biết thời gian tới sẽ tăng cường công tác nắm tình hình các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng hóa gian lận xuất xứ… Công an tỉnh cũng đang đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm, nhất là đối với các loại mặt hàng xăng dầu.

Siết chặt quản lý

Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó cục trưởng phụ trách Cục Quản lý thịtrường tỉnh, hiện nay sự thay đổi liên tục của công nghệ đã khiến các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử (TMÐT) diễn ra ngày càng tinh vi, có yếu tố nước ngoài phát sinh dưới nhiều hình thức đã và đang đặt ra yêu cầu mới đối với cơ quan quản lý nhànước. Cục Quản lý thịtrường sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng để kiểm tra hoạt động này trong thời gian tới. Trước đó, Cục Quản lý thị trường đã chủ trì, phối hợp Sở Thông tin vàTruyền thông, Phòng PC03 Công an tỉnh đã kiểm tra, xử lý 9 doanh nghiệp hoạt động có liên quan lĩnh vực TMĐT, phạt tiền 217.500.000 đồng.

Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tiếp tục cónhững diễn biến phức tạp, thủ đoạn, phương thức đối phó của các đối tượng ngày càng tinh vi gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác phát hiện, kiểm tra bắt giữ vàxử lý. Bên cạnh đó, hoạt động TMĐT có xu hướng ngày càng phát triển mạnh nhưng khó kiểm soát. Thời gian tới cần đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa các sở ngành.

Theo nhận định của ông Lê Thành Quý, Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh, khó khăn lớn nhất trong công tác quản lý thuế của hoạt động TMÐT hiện nay làdo các giao dịch, thanh toán trên mạng đều chớp nhoáng và vô hình, không có địa điểm kinh doanh rõ ràng, không thể kiểm tra được ngay hoặc không có sản phẩm tại địa chỉ kinh doanh. Hoàn toàn người mua không biết người bán làai, sản phẩm như thế nào. Bên cạnh đó, vì là không gian, địa chỉ ảo nên người bán dễ dàng gỡ bỏ thông tin nhằm xóa dấu vết, gây cản trở việc thu thập chứng cứ, chứng minh vi phạm. Chưa kể, hầu hết các giao dịch theo hình thức này (nếu là hàng giả, hàng nhái) đều không có hóa đơn, chứng từ cụ thể nên việc phát hiện, xử lý càng trở nên khó khăn. Thời gian tới, ngành thuế sẽ phối hợp với ngành bưu điện, ngân hàng để đẩy mạnh hoạt động quản lý thuế đối với lĩnh vực TMĐT.

 9 tháng năm 2022, các ngành đã kiểm tra 8.360 vụ (tăng 6,3% so cùng kỳ), phát hiện 4.621 vụ vi phạm (tăng 0,6% so cùng kỳ), xử lý 4.607 vụ (tăng 2,9% so cùng kỳ). Khởi tố 11 vụ/11 đối tượng. Trong đó, hành vi vi phạm được phát hiện chủ yếu là gian lận thương mại với 4.527 vụ; hành vi buôn bán hàng cấm, hàng lậu được phát hiện 85 vụ; ít nhất là hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với 9 vụ.

 TIỂU MY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=588
Quay lên trên