Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm
Cập nhật: 16-04-2014 | 00:00:00
Bài 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân Bác cho rằng: “Chủ nghĩa cá nhân
là việc gì cũng lo cho lợi ích của riêng mình, không quan tâm đến lợi ích chung
của tập thể”. Bác còn nói một hình ảnh: Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy. Bác
cũng cho rằng mỗi cán bộ, đảng viên trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết
trên trán hai chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến, mà ta phải thường xuyên tu dưỡng,
rèn luyện, thực hành đạo đức cách mạng và không sa vào chủ nghĩa cá nhân, góp
phần làm cho Đảng ta thực sự “là đạo đức, là văn minh”. Cho nên việc chống chủ
nghĩa cá nhân là cần thiết, là việc làm thường xuyên. Về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
cá nhân thì Bác nói rất rõ: Nó gay go, quyết liệt, lâu dài và gian khổ, nó
không kém cuộc đấu tranh chống kẻ thù ngoại xâm. Bác cũng giải thích rằng, bởi
lẽ chủ nghĩa cá nhân nó không lộ nguyên hình, nó ẩn nấp trong tư tưởng, suy
nghĩ, hành vi của mỗi cá nhân. Bác cũng đã mô tả một cách hình ảnh: Tư tưởng cộng
sản với tư tưởng cá nhân nó ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón khó nhọc mới
tốt được, còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng tốt lu bù. Tư tưởng cộng sản phải
rèn luyện gian khổ mới có được, còn tư tưởng cá nhân thì như cỏ dại sinh sôi, nảy
nở rất dễ. Dân gian đã nói chỗ này rất rõ rằng
để trở thành người tốt phải tu trọn đời, còn nếu để trở thành người hư hỏng thì
chỉ sau một giây. Vì vậy nên đạo đức cách mạng vô luận trong hoàn cảnh nào cũng
phải quyết tâm đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Bác kết luận rằng: Chủ nghĩa
cá nhân là một kẻ địch hung ác của xã hội, người cách mạng quyết tâm tiêu diệt
nó. Tuy nhiên ở đây để xác định rõ ràng giữa cái lợi ích cá nhân và chủ nghĩa
cá nhân thì Bác cũng nói rõ rằng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải
là giày xéo lên lợi ích cá nhân, bởi vì mỗi người đều có tính cách riêng, sở
trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình mình. Nếu những lợi ích
cá nhân ấy không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu. Thì đấy là
nhận thức về chủ nghĩa cá nhân. Về những biểu hiện và tác hại của
chủ nghĩa cá nhân, Bác nói rất rõ rằng, chủ nghĩa cá nhân là bệnh mẹ, nó đẻ ra
trăm ngàn thứ bệnh khác: Bệnh quan liêu, bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh
kiêu ngạo, bệnh hiếu danh, bệnh hữu danh vô thực, bệnh cận thị, bệnh tỵ nạnh, bệnh
xu nịnh, a dua kéo bè kéo cánh... Bệnh nể nang là đồng chí mình mắc
khuyết điểm lẽ ra phải kỷ luật với một hình thức tương xứng, nhưng vì tình cảm
nên chỉ phê bình qua loa cho xong chuyện, thậm chí có nơi còn che đậy cho nhau.
Bệnh kéo bè kéo cánh, cục bộ, bản vị thì Bác nói rõ rằng, bè cánh được lôi kéo
từ những người có họ hàng, là bà con, cháu chắt, thân tín, thậm chí mở rộng ra
là người cùng xóm, cùng quê rồi tung hô nhau, ủng hộ nhau, dùng số đông để tư lợi,
bóp méo nguyên tắc tập trung dân chủ. Bệnh cá nhân thì có khi người mắc bệnh được
đánh giá là có “đức”, “hiền lành”, “luôn biết đoàn kết”… Những người này khi đạt
được mục đích “leo lên” rồi bắt đầu nịnh trên, nạt dưới, kéo bè, kéo cánh… (còn
tiếp).