Những lời lẽ xúc phạm, những câu nói giận giữ tưởng chừng như vô hại nhưng chúng để lại hậu quả là các vết thương hằn sâu khó phai mờ. Những cơn giận giữ như những cây đinh đóng chặt vào bức tường gỗ và nó để lại những vết thương, mặc dù sau đó chúng ta cố gắng khắc phục hậu quả nhưng không thể nào san lấp những vết hằn sâu mà minh tạo cho người khác.
Trong cuộc sống, con người giống như những giọt nước, chúng ta phải biết thích ứng với mọi hoạt cảnh để tồn tại, biết cứng rắn để vượt qua thử thách và mềm dẻo để cuộc sống thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để vận dụng tính chất của nước vào cuộc sống, đòi hỏi chúng ta phải kiên trì và đeo đuổi mục đích mình chọn.
Trong mỗi gia đình, người cha luôn là trụ cột, là nơi để người con làm điểm tựa khi mất cân bằng trong cuộc sống, người cha cũng là người nâng đỡ khi con vấp ngã trên đường đời. Vì thế, Thượng đế ban cho mỗi gia đình một người cha vừa phi thường, vừa có tình cảm dạt dào yêu thương là vốn quý nhất của mỗi con người.
Cô bé trong câu chuyện “Cô giáo” không chỉ làm xúc động cô giáo mà còn là bài học cho người lớn chúng ta. Với tâm hồn ngây thơ không nghĩ riêng cho bản thân mình, cô mượn sách về nhà để dạy cho ba, mẹ và những người xung quanh không biết chữ. Người lớn chúng ta không nên trách vội con trẻ và hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân trước khi buộc tội người khác.
Mỗi người ai cũng có ước mơ, nhưng để ước mơ thành hiện thực thì phải dựa trên năng lực của mình. Cậu bé trong câu chuyện mơ ước sẽ làm được những điều mà hiện tại cậu ta không làm được. Đó cũng là một mơ ước đó, cũng như trong cuộc sống, có những người không hoàn thành công việc đang có của mình mà luôn luôn nghĩ đến những ước mơ xa vời, và cuối cùng, kết quả không bao giờ hoàn thành được vì những ước mơ không có thật.
Con người chúng ta không bao giờ hoàn thiện, buộc phải có khuyết điểm. Cái tài dùng người của nhà lãnh đạo phải biết biến cái khuyết điểm ấy để áp dụng có ích cho công việc, mục đích của mình. Cũng giống như câu chuyện “Cái bình nứt” dưới đây, ông lão lợi dụng vết nứt của chiếc bình để tưới những luống hoa bên đường để giúp ích cho ông, cho cuộc sống.
Trong đời sống xã hội, đôi lúc chúng ta đối mặt với những thách thức để vượt qua nó. Lúc đó, giá trị của chữ “cần thiết” phát huy tác dụng. Khi gặp khó khăn, chúng ta cần thiết phải suy nghĩ để tìm cách vượt qua nó. Câu chuyện “Cần thiết” giống với tục ngữ Việt Nam: “Cái khó ló cái khôn”- đây cũng là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam.
Sống lạc quan, yêu đời, luôn quan tâm đến người khác là điều cần thiết của người sống đẹp. Quanh ta còn nhiều người sống thiếu thốn, bạn hãy bằng lòng và trân trọng những gì mình đang có. Bạn hãy luôn nghĩ rằng, mình còn may mắn hơn những người sống xung quanh và như thế bạn sẽ sống lạc quan hơn trong cuộc sống.
Hãy vứt bỏ, cho đi những ưu phiền trong cuộc sống, khi bạn sẻ chia niềm vui, lo lắng với người khác cũng là lúc bạn nhận được điều kỳ diệu. Điều kỳ diệu ấy có thể không thể hiện bằng vật chất trước mắt nhưng nó sẽ có ích cho bạn về mặt tinh thần, sự lo lắng, quan tâm cho người khác cũng là sự quan tâm cho chính bạn.