Tôi vẫn còn nhớ như in câu chuyện của thầy giảng trong tiết học giáo dục công dân “Vết mực đen trên tờ giấy trắng”. Với giọng nói truyền cảm, thầy kể lại câu chuyện của diễn giả khi bắt đầu buổi nói chuyện bằng việc ông đưa ra một tờ giấy trắng trên đó có một dấu chấm đen và đặt câu hỏi với hội trường: “Các bạn nhìn thấy gì?” Một người giơ tay phát biểu: “Tôi thấy một điểm đen”; một người khác: “Đó là một vết mực đen”; lại có ý kiến hài hước cho rằng: “Là một nốt ruồi”... Hầu hết mọi người trong khán phòng đều gật gù đồng ý với những ý kiến đó, họ đều chỉ thấy mỗi điểm đen. Diễn giả để hội trường lắng xuống, nhìn khắp lượt hội trường, giơ tờ giấy lên bằng hai tay, giật mạnh và hỏi “các bạn không còn thấy gì nữa sao?”. Bấy giờ mọi người mới ồ lên: “Tờ giấy trắng và một chấm đen”. “Cảm ơn những câu trả lời của các bạn, dấu chấm đen này đúng là rất nổi bật trên tờ giấy trắng, tôi đã làm ví dụ này với rất nhiều người và cũng nhận được câu trả lời tương tự...”.
...Ấu thơ trong tôi là những chiếc đèn hoa đăng giấy vào những đêm trăng rằm cùng đám bạn thân ngày thơ bé. Kỷ niệm ấy vẫn còn in sâu trong mỗi trái tim của những đứa trẻ ngày ấy, trong đó có tôi. Vào những đêm trăng rằm, cả đám trẻ chúng tôi rủ nhau ra bờ sông, với dòng nước xanh mát, với trăng sáng trong veo, cả đám trẻ con cùng nhau làm đèn hoa đăng giấy và đặt lên đó những điều ước “con nít” rồi thả chúng trôi theo dòng sông. Những ánh nến lung linh trên dòng sông là hình ảnh mà chúng tôi nhớ mãi. Bọn con trai thì thi làm đèn rồi đốt nến, cho những cái đèn hoa đăng của mình đua với nhau, xem đèn hoa đăng của ai đẹp nhất và trôi xa nhất. Còn bọn con gái chúng tôi thì bày trò nhiều hơn nữa, chúng tôi ngồi viết những điều ước “con nít” của mình lên những tờ giấy màu thật đẹp rồi bỏ lên đèn hoa đăng rồi mới thả trôi đi, cả đám ngồi nhìn theo, có đứa ngồi lẩm nhẩm trong miệng cầu mong điều gì đó sẽ thành hiện thực.
Tóc em dài tuổi mười lăm/ Giấu riêng trong cặp chiếc khăn học trò/ Hương ngọc lan trắng thơm tho/ Đừng ai theo bước hỏi dò: hoa đâu? (Còn một chút hương bay, Đoàn Vị Thượng)
Cha mất khi tôi chưa đầy hai tuổi, sau này chỉ biết mặt người qua tấm ảnh. Mẹ một mình nuôi tôi và chị. Chị lấy chồng năm bão to, nước sông duềnh lên, tràn vào làng mạc. Mẹ bên này lo cho con gái, chẳng biết có được êm đềm để sống, gọi ời ời tên con trong đêm mơ. Hình ảnh ngày chị cưới tôi nhớ như in mãi đến giờ.
Nhớ anh dại một vòng tay
Có bao giờ em hỏi/ Quê hương mình ở đâu/ Có bao giờ em đợi/ Tháng mấy trời mưa ngâu/ Có bao giờ em nói/ Câu tình tự ca dao/ Có bao giờ em gọi/ Hồn ta về với nhau! (Có bao giờ em hỏi, Mộng Long).
... “Thời son trẻ
Với nhiều nhà báo trung niên, hai từ “Văn khoa” gợi nhắc về ngôi trường Đại học Tổng hợp (ĐHTH) từ sau 1975 đến thập niên đầu 90 thế kỷ XXI. Còn với các nhà báo “lão thành” đất miền Nam, thì “Văn khoa” chính là tên của ngôi trường ĐHTH trước 1975. Nay là trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn.
Giữa cái nắng nóng gay gắt và ngột ngạt trong khu dân cư này bỗng dưng được xoa dịu bởi cơn mưa đầu mùa. Mưa xuống, không khí trong lành hơn khi những giọt nước từ trên cao rửa sạch bụi bậm từng mái nhà và những chiếc lá xanh ngoài vỉa hè bao ngày khao khát chờ mưa.