8 quy định mới người lao động cần biết trước khi ký hợp đồng lao động từ 2021

Cập nhật: 04-12-2020 | 10:42:10

(tiếp theo số thứ năm 3-12-2020)

Kể từ ngày 1-1-2021, nhiều quy định mới về hợp đồng lao động sẽ chính thức có hiệu lực theo Bộ luật Lao động 2019. Vì vậy, trước khi ký kết hợp đồng, người lao động (NLĐ) cần biết những thông tin sau:

5. Bổ sung thêm trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động so với hiện hành

Thêm các trường hợp NLĐ được tạm hoãn hợp đồng lao động tại Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 so với Điều 32 Bộ luật Lao động 2012 sau đây:

- NLĐ thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

- NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.

6. NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do

- Điều 37 Bộ luật Lao động 2012: NLĐ có hợp đồng lao động xác định thời hạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bắt buộc phải có một trong những lý do được nêu tại Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, đồng thời đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước.

- Điều 35 Bộ luật Lao động 2019: NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do chỉ cần đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước tại Khoản 1 Điều 35 (trừ một số trường hợp không cần báo trước).

7. Hai trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước

Người sử dụng lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước với 2 trường hợp sau:

- NLĐ không có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

- NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên.

(Hiện hành theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động đều phải báo trước cho NLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng).

8. Bổ sung quy định về những trường hợp NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước

Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp đặc biệt NLĐ không cần báo trước, sau đây:

- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của bộ luật này.

- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 của bộ luật này.

- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.

- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của bộ luật này.

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

(Hiện hành theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động 2012 thì các trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt sẽ phải báo trước cho người sử dụng lao động).

L.T.PHƯƠNG

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=409
Quay lên trên