Bảo đảm tính bền vững, khả thi trong thực hiện quy hoạch

Cập nhật: 23-03-2024 | 06:21:19

Để bo đảm tính bn vng và kh thi trong thc hin quy hoch, Bình Dương đang thc hin di di các doanh nghip (DN) sn xut vào các khu vc quy hoch để m rng không gian phát trin, thiết lp h sinh thái các khu, cm ngành liên kết, tránh các vùng đô th tp trung, gim thiu ri ro ô nhim môi trường. Trong đó, tp trung di di các cơ s sn xut ti khu vc phía Nam quanh các đô th lên khu vc phía Bc tnh.

 Bình Dương đang tp trung xây dng, nâng cp h tng giao thông to đà bt phá kinh tế khu vc phía Bc tnh. Trong nh: Mt góc KCN - đô th Bàu Bàng

Hoàn thiện hạ tầng

UBND huyện Dầu Tiếng vừa tổ chức khởi công công trình nâng cấp, mở rộng đường ĐT.749A đoạn qua trung tâm xã Long Hòa. Tuyến đường này dài khoảng 30km kết nối từ TX.Bến Cát qua huyện Bàu Bàng, đến huyện Dầu Tiếng theo hướng Đông - Tây. Tuyến đường sau khi được nâng cấp, mở rộng đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế các địa phương phía Bắc của tỉnh.

Ông Mai Bá Trước, Bí thư Huyện ủy Dầu Tiếng, chia sẻ Dầu Tiếng đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Trước mắt, huyện tập trung sớm đưa vào thi công các tuyến đường kết nối với Bến Cát, Bàu Bàng, TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh. Những tuyến đường này sau khi hoàn thiện, sẽ là cầu nối quan trọng thu hút các nhà đầu tư đến với Dầu Tiếng.

Mới đây, tỉnh cũng thông qua đồ án quy hoạch Khu công nghiệp (KCN) Cây Trường với diện tích 700 ha tại Bàu Bàng. Hiện KCN này đang tiến hành các thủ tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, sẵn sàng mặt bằng sạch để đón thêm dòng vốn mới. Theo ông Võ Thành Giàu, Chủ tịch UBND huyện Bàu Bàng, đến nay tổng diện tích đất công nghiệp tại huyện được phát triển thêm hơn 1.687 ha. Hệ thống giao thông của huyện cũng được đầu tư, nâng cấp, mở rộng, từng bước hoàn thiện theo hướng Đông Tây, Bắc Nam mang tính kết nối giữa các vùng, khu vực, tạo thành mạng lưới giao thông kết nối đồng bộ, thông suốt tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.

Được phê duyệt quy hoạch 5 Cụm công nghiệp (CCN) Tam Lập 1, 2, 3, 4 và Phước Hòa với tổng diện tích hơn 307 ha, huyện Phú Giáo cũng hứa hẹn là một điểm đến đầu tư hấp dẫn các ngành công nghiệp tiên tiến. Đến nay, CCN Tam Lập 1 với diện tích hơn 68 ha được triển khai xây dựng và đã có nhà đầu tư thực hiện dự án. Đặc biệt, tại CCN Tam Lập 2, Tập đoàn SEP (Hàn Quốc) muốn đầu tư hơn 200 triệu đô la Mỹ để thành lập Khu liên hợp công nghiệp trung hòa carbon chuyên về ngành giày, cơ sở hạ tầng giảm thiểu carbon đầu tiên của Việt Nam trên diện tích 180 ha.

Có thể thấy, hiện hạ tầng các KCN, CCN và hạ tầng giao thông ở các huyện phía Bắc đang được hoàn thiện, sẵn sàng đón các DN và nhà đầu tư. Ông Phạm Trọng Nhân, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho biết UBND tỉnh và các sở, ban, ngành đang khẩn trương điều nghiên thiết lập các chính sách, phương án theo từng bước một, có lộ trình cụ thể để các DN có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi di dời hoặc chuyển đổi công năng, cũng như tái định cư ở các địa bàn mới. Điều này cùng với triển khai quy hoạch tỉnh thực sự là công cuộc tái thiết lớn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tạo động lực tăng trưởng mới

Chủ trương di dời các cơ sở sản xuất tại khu vực phía Nam quanh các đô thị lên khu vực phía Bắc hiện là một trong những vấn đề khó khăn, phức tạp hiện nay của tỉnh. Thực hiện đề án này không thể tránh khỏi ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, nhà đầu tư cũng như đời sống của một bộ phận người lao động. Nhưng đây là xu thế tất yếu, mục đích cuối cùng của tỉnh vẫn là mong muốn bảo đảm lợi ích tối đa cho DN, người dân.

Theo mục tiêu phát triển KT-XH năm 2024, Bình Dương tập trung thực hiện các giải pháp hướng tới mục tiêu phục hồi và đạt tốc độ tăng trưởng khá sau khủng hoảng. Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh đổi mới và phát triển đa dạng hóa các loại hình KCN sinh thái, CCN công nghệ cao, bảo đảm yêu cầu của tỉnh và vùng Đông Nam bộ. Nghiên cứu phương án dịch chuyển các ngành công nghiệp nặng lên phía Bắc. Tăng cường kết nối các khu, CCN để hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp. Phát triển các KCN - dịch vụ - đô thị hiện đại và các KCN công nghệ cao, đồng thời nghiên cứu và phát triển khu phi thuế quan, khu thương mại tự do, hướng đến xuất khẩu, tạo việc làm và thu hút đầu tư từ quốc gia trên thế giới. Phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2024 tăng trên 8,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện các hạ tầng kết nối vùng, tạo động lực lan tỏa. Để tạo đà bứt phá phát triển, trong thời gian qua, tỉnh đã tích cực phối hợp với các tỉnh, thành phố trong vùng xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng. Về hạ tầng, bên cạnh hai trục kinh tế động lực Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước - Tân Vạn và các tuyến giao thông kết nối liên vùng như đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh, Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh… Bình Dương đang xúc tiến đầu tư thêm nhiều công trình trọng điểm ở khu vực phía Bắc như cao tốc Đức Hòa - Chơn Thành, cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng…

 Ông Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định hoàn thành đề án di dời DN về phía Bắc có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm sắp xếp lại không gian phát triển mới, khắc phục các hạn chế, khai thác tốt tiềm năng đất đai ở các huyện phía Bắc. Từ đó, việc di dời sẽ có thể tạo ra cuộc cách mạng tiếp theo của Bình Dương khi khu vực phía Bắc thực sự chuyển mình thành trung tâm công nghiệp - khoa học công nghệ mới và khu vực phía Nam thành trung tâm của các đô thị chất lượng cao.

 NGỌC THANH  

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên