Chiếm đoạt hàng cứu trợ sẽ bị phạt nặng!

Cập nhật: 14-11-2013 | 00:00:00
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 144/2013/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm hành chính (VPHC), hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi VPHC; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với VPHC về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Các VPHC về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em không quy định tại nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt VPHC trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước có liên quan.Lợi dụng người khuyết tật để xin ăn sẽ bị phạt từ 10 - 15 triệu đồng/trường hợp. Trong ảnh: Người già và tàn tật trở thành công cụ kiếm tiền của những kẻ bất lương ở Đồng Nai đã được cơ quan chức năng phát hiện - Vi phạm quy định về hồ sơ hưởng chính sách bảo trợ, cứu trợ xã hội: (1). Cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi khai báo gian dối hoặc giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được hưởng trợ giúp xã hội đột xuất. (2). Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Khai báo gian dối hoặc giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; b) Khai báo gian dối hoặc giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng; c) Khai báo gian dối hoặc giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội (BTXH) hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung. (3). Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi các quyết định hưởng chính sách đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 và khoản 2 điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1 và khoản 2 điều này. - Vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng BTXH: (1). Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi không chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội. (2). Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với đối tượng BTXH; b) Lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng để trục lợi; c) Bắt buộc đối tượng lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; d) Dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; đ) Xâm hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của đối tượng. (3). Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động hoặc tạm đình chỉ hoạt động từ 1 - 3 tháng đối với cơ sở BTXH hoặc người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại cộng đồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 điều này. (4). Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm b và điểm c khoản 2 điều này. - Vi phạm quy định về hoạt động của cơ sở BTXH: (1). Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi không tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng trong hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng BTXH. (2). Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất của cơ sở BTXH sai mục đích; b) Thu tiền dịch vụ đối với đối tượng BTXH trái với quy định của pháp luật; c) Không bảo đảm điều kiện về môi trường, cơ sở vật chất, cán bộ nhân viên và tiêu chuẩn chăm sóc đối tượng. (3). Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc hoàn trả cho đối tượng BTXH các khoản tiền đã thu trái pháp luật đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2 điều này. Trường hợp không xác định được đối tượng để hoàn trả thì buộc nộp vào ngân sách Nhà nước; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2 điều này. - Vi phạm quy định về quản lý tiền, hàng cứu trợ: (1). Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Để hư hỏng, thất thoát tiền, hàng cứu trợ; b) Sử dụng, phân phối tiền, hàng cứu trợ không đúng mục đích, không đúng đối tượng của nhà tài trợ; c) Chiếm đoạt tiền, hàng cứu trợ. (2). Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1 điều này. - Điều khoản chuyển tiếp: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-12-2013. Nghị định số 91/2011/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC về trẻ em hết hiệu lực kể từ ngày nghị định này có hiệu lực thi hành. Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt tại nghị định này nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức VPHC. Đối với quyết định xử phạt VPHC đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước ngày nghị định này có hiệu lực mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hoặc cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Pháp lệnh Xử lý VPHC để giải quyết.MINH CHÂU
Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=324
Quay lên trên