Hiệu quả công tác đào tạo nghề lao động nông thôn

Cập nhật: 12-12-2016 | 09:52:37

Cùng với cả nước, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được Bình Dương triển khai từ năm 2004 đã tạo điều kiện cho LĐNT tích cực tham gia học nghề phù hợp với khả năng, việc làm để tăng thu nhập, nâng cao đời sốngc ho người dân. Một trong những thành tích đáng ghi nhận là các cơ sở dạy nghề và địa phương trong tỉnh đã tích cực xây dựng nhiều mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, thu hút nhiều lao động.

Trường Trung cấp nghề Tân Uyên đào tạo nghề cạo mủ cao su cho lao động nông thôn Ảnh: T.VY

Gắn đào tạo với giải quyết việc làm tại chỗ

Chăm lo, phát triển dạy nghề cho LĐNT là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Vì vậy, chỉ tính từ năm 2004 đến 2010, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thị triển khai đề án đào tạo nghề cho LĐNT tổ chức thực hiện đến các huyện, thị và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Các huyện, thị xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và tổ chức tuyển sinh đến các địa bàn xã, phường, thị trấn. Các đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên đã phối hợp trong công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo. Nhờ đó, đào tạo nghề cho LĐNT đã phát huy tác dụng và được đông đảo lao động ở các vùng nông thôn đăng ký học nghề.

Điều quan trọng, việc đưa công tác dạy nghề về cơ sở là tiết kiệm được chi phí học nghề cho người lao động ở nông thôn khi được tham gia học nghề tại địa phương mình. Kết quả, từ năm 2004 đến 2010, Bình Dương đã mở được 325 lớp, đào tạo nghề cho 9.273 học viên là LĐNT. Những ngành nghề đào tạo gồm: Điện công nghiệp, điện dân dụng, may gia dụng, kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ cây cao su… Sau khi tốt nghiệp các khóa học, người lao động được các doanh nghiệp may mặc, công ty cao su trên địa bàn tỉnh nhận vào làm việc với mức lương ổn định; đặc biệt có một số lao động đã đăng ký học thêm để nâng cao tay nghề, góp phần tích cực có chiều sâu trong chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm của tỉnh.

Đào tạo nghề cắt uốn tóc cho lao động nông thôn Ảnh: T.VY

Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo

Đào tạo nghề cho LĐNT đã phát huy tác dụng nhằm nâng cao nhận thức của người dân, của cộng đồng về công tác đào tạo nghề và vai trò, vị trí của người thợ được nâng cao trong xã hội. Th.S Kiều Giác Ngộ, nguyên Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Dĩ An cho biết, TX.Dĩ An là một trong những địa phương có nguồn lao động dồi dào, đây là lợi thế để đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở địa phương. Nhận thức của các ngành ở địa phương và người lao động ở TX.Dĩ An về công tác đào tạo nghề cho LĐNT khá tốt. Người lao động luôn xác định được rằng cần phải học để có nghề, có việc làm ổn định, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh và nâng cao chất lượng lao động theo yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc tổ chức dạy nghề cho LĐNT đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa.

Theo dự báo mỗi năm Bình Dương cần tuyển trên 50.000 lao động, trong đó phấn đấu trên 80% lao động đã qua đào tạo. Nâng cao chất lượng, số lượng và hiệu quả đào tạo nghề, chuyên nghiệp hóa bộ phận LĐNT, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế đáp ứng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương đến năm 2020. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, trong đó am hiểu lĩnh vực dạy nghề để thực thi công vụ, xứng tầm với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đó là mục tiêu chung đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Bình Dương đến năm 2020” để tổ chức triển khai dạy nghề theo nhu cầu cho LĐNT.

Công tác dạy nghề LĐNT trên địa bàn tỉnh Bình Dương thực hiện từ năm 2004 theo Thông tư liên tịch số 65/2004/ TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 2-7-2004 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau đó thực hiện theo Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18-4-2005 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19-1-2006 và các Quyết định số 260/2003/ QĐ-UB ngày 4-11-2003, Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND ngày 3-4-2007 của UBND tỉnh Bình Dương.

Để thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT trong giai đoạn mới, Bình Dương tiếp tục thực hiện những chính sách đối với người học như: Hỗtrợhọc phívàcác chi phíkhác cho LĐNT thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo (theo chuẩn của tỉnh Bình Dương), người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng)... Ngoài ra, Bình Dương còn có chính sách hỗtrợvốn vay từngân hàng chính sách xãhội cho LĐNT học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên…

Như vậy, việc tổ chức đào tạo nghề LĐNT mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo cho LĐNT có tay nghề chuyên môn và việc làm ổn định để tăng thu nhập, nâng cao mức sống, góp phần tích cực đột phá trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo - việc làm của tỉnh.

 

 T.LÝ

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=515
Quay lên trên