Theo Đài khí tượng thủy văn Nam bộ, khí hậu của nước ta đang chuyển dần từ El Nino sang hiệu ứng La Nina. Bước sang giai đoạn La Nina, lượng mưa sẽ nhiều, các cơn bão sẽ rất cực đoan, cục bộ, dồn dập vào cùng một thời điểm. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, các chuyên gia khuyến cáo, các cấp, các ngành và người dân trong tỉnh Bình Dương cần chủ động các phương án phòng chống thiên tai (PCTT) theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
Chuẩn bị tốt các phương án ứng phó
Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh xảy ra 13 ngày có mưa giông lốc xoáy làm 1 người bị thương, sập 10 căn nhà, tốc mái 104 căn nhà, 5 chuồng trại, 1 nhà xưởng, gãy đổ 19,52 ha cao su… gây thiệt hại khoảng hơn 5 tỷ đồng. Riêng tháng 7 vừa qua, trong các ngày 4 và 24 trên địa bàn tỉnh đãxảy ra mưa trên diện rộng kèm theo giông lốc gây thiệt hại về tài sản và hoa màu ước tính 284 triệu đồng.
Chủ động tốt các phương án ứng phó với thiên tai nhằm giảm thiệt hại trong mùa mưa bão. Trong ảnh: Kênh dẫn nước tại hồ Từ Vân I. Ảnh: QUỲNH NHIÊN
Ông Lê Cảnh Dần, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn (NN-PTNN), Phó trưởng Ban chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh cho biết, đểchủ động ứng phó với thiên tai trong mùa mưa năm nay, ban chỉ huy đã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về thiên tai và cách phòng tránh, ứng phó thiên tai; cùng với đóthành lập 31 đội cấp cứu cơ động trong các tình huống khẩn cấp, thiên tai tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; đồng thời thường xuyên kiểm tra kế hoạch thực hiện phương án PCTT và TKCN theo phương châm “4 tại chỗ”… Ngay sau khi xảy ra thiên tai, Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp đã nhanh chóng huy động lực lượng dân quân đưa người bị thương đi cấp cứu, dọn dẹp hiện trường, cắt cây gãy đổ, lợp lại mái tôn...; đồng thời sử dụng Quỹ PCTT hỗ trợ kịp thời cho những hộ dân bị thiệt hại sớm khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.
Hiện nay, trong số4 con sông chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương mới có 2 sông là Thị Tính và Sài Gòn có hệ thống đê bao, bờ bao ven sông và chỉ mới triển khai khoảng 50% chiều dài của sông; trong đó số đê bao kiên cố được thực hiện bằng cơ giới hóa được 36km, số còn lại chủ yếu là bờ bao thủ công. Thêm vào đó, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa giông cùng lốc xoáy vẫn có khả năng xảy ra. Do đó, các cấp, các ngành vàđịa phương trong tỉnh cần chủ động PCTT theo phương châm “4 tại chỗ”, “3 sẵn sàng” (chủ động phòng tránh; đối phó kịp thời; khắc phục khẩn trương và có hiệu quả); đồng thời chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực đểứng phó với mọi tình huống có thểxảy ra đểhạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp
Đểchủ động ứng phó với các tình huống có thểxảy ra trong mùa mưa bão năm nay, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan vàđịa phương kiểm tra, đánh giá toàn diện công tác phòng, chống lụt bão, hiện trạng trên các công trình hồ thủy lợi và công trình tiêu thoát nước. Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan cần quan tâm đến công tác duy tu bảo dưỡng và quản lý vận hành hồ chứa thủy lợi một cách nghiêm ngặt, bảo đảm an toàn hồ đập cũng như vấn đề xả lũ mỗi khi mùa mưa bão về.
Theo Sở NN-PTNN, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 8 công trình hồ chứa thủy lợi (không có hồ thủy điện), dung tích dưới 10 triệu m3. Nhằm bảo đảm an toàn công trình hồ, đập chứa nước do tỉnh quản lý, hàng năm trước mùa mưa lũ, sở đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc kiểm tra an toàn các công trình đểcó kế hoạch sửa chữa, tu bổ theo thiết kế ban đầu. Đối với công tác duy tu bảo dưỡng, sởyêu cầu các chủ đập thực hiện kiểm tra theo định kỳ trước, trong và sau mùa mưa lũ đểtiến hành duy tu bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên, kịp thời những hư hỏng của công trình nhằm hạn chế những yếu tố bất lợi có thểxảy ra gây mất an toàn cho công trình. Ghi nhận cho thấy, hiện các chủ đập đang thực hiện quan trắc mực nước hồ đểlàm cơ sở thực hiện công tác vận hành tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, điều tiết tiêu thoát nước, bảo đảm chống lũ và an toàn cho công trình.
Bên cạnh đó, để giao thông thông suốt trong mùa mưa lũ, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã yêu cầu Sở Giao thông - Vận tải chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện lồng ghép nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành. Trong đó, các công trình giao thông qua vùng thường xuyên bị ảnh hưởng do thiên tai phải có phương án thiết kế, cải tạo nâng cấp không ảnh hưởng đến khu dân cư; thường xuyên kiểm tra các khu vực đường xung yếu đểbảo đảm giao thông thông suốt khi có sự cố thiên tai. Sở Giao thông - Vận tải cũng cần chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng khắc phục sự cố để giao thông trong thời gian nhanh nhất...
Tại hội nghị sơ kết công tác PCTT&TKCN 6 tháng đầu năm mới đây, ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu UBND các huyện, thị, thành phố trong tỉnh khẩn trương triển khai hoàn thành nạo vét hệ thống kênh, rạch, gia cố các bờ bao đãđược UBND tỉnh chấp thuận chủ trương hỗ trợ kinh phí từ Qũy PCTT (kinh phí khoảng 26,4 tỷ đồng) nhằm bảo đảm tưới tiêu, thoát nước, tránh ngập úng trong mùa mưa và các đợt triều cường cuối năm.
QUỲNH NHIÊN