Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

Cập nhật: 26-01-2024 | 08:55:04

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem là giải pháp để giải quyết bài toán nâng cao giá trị cho sản phẩm đặc trưng ở các địa phương, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng nông thôn mới (NTM).

 Sản phẩm rượu đa lộc của Công ty TNHH MTV Tâm Hoàng Lộc đạt chứng nhận OCOP 3 sao

 Sản phẩm OCOP được khẳng định

Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ thể, thực hiện theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Chính vì vậy, chương trình OCOP cũng được coi là nền tảng vững chắc để xây dựng NTM ở Bình Dương thời gian qua.

Theo ông Nguyễn Phong Huy, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Chương trình OCOP sau 5 năm thực hiện với những giải pháp hỗ trợ cụ thể, đến nay đã có 103 sản phẩm được công nhận 3, 4 sao. Các sản phẩm OCOP đã được chuẩn hóa trên địa bàn tỉnh đều có bao bì, nhãn mác đẹp, chất lượng tốt, thông tin chỉ dẫn địa lý cụ thể…

Thương hiệu nhiều sản phẩm nông sản OCOP của Bình Dương đã được khẳng định, nổi tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế. Một số sản phẩm nông sản mang tầm thương hiệu quốc gia, như: Dưa lưới, chuối của Công ty Unifarm, bưởi da xanh của HTX Cây ăn quả Tân Mỹ, HTX Nông nghiệp Đồng Thuận Phát, HTX Nông nghiệp Bình Dương; dưa lưới HTX Nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, bưởi, cam HTX Nông nghiệp TM-DV-VT Dân Tiến, nước ép đa lộc HTX sản xuất TM-DV Hoa Đa Lộc…

Có thể thấy, hầu hết các sản phẩm OCOP của tỉnh đều là những sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp, góp phần quan trọng giải quyết việc làm nông thôn, phát triển kinh tế các địa phương, nâng cao mức sống cho người nông dân. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi cũng như nâng cao chất lượng cho các sản phẩm OCOP, các sở, ngành tỉnh Bình Dương luôn lồng ghép tuyên truyền, vận động các chủ thể tiếp tục duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đăng ký, đánh giá lại sản phẩm sau 36 tháng.

Trong thời gian qua, chương trình OCOP luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, qua đó đã có các giải pháp định hướng sản phẩm chủ lực khai thác; đồng thời động viên, khích lệ các chủ thể phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc hữu của địa phương thành sản phẩm OCOP. Để khuyến khích, hỗ trợ sản phẩm OCOP, tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch, quyết định về chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, trong đó quy định cụ thể mức hỗ trợ, thưởng cho các chủ thể tham gia chương trình OCOP. Các cơ quan quản lý nhà nước, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ các chủ thể định hướng phát triển sản phẩm. Cùng với đó là sự nỗ lực, đổi mới tư duy sản xuất của các chủ thể...

Nn tng xây dng nông thôn mi

Theo ông Phạm Văn Bông, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, OCOP là chương trình hướng đến mỗi xã sẽ tạo ra ít nhất một hay nhiều sản phẩm chủ lực, có lợi thế so sánh, tiến tới xây dựng thương hiệu, liên kết mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây được xem là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển, đồng thời góp phần xây dựng NTM của tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả bền vững.

 Sản phẩm cam sành của HTX Nông nghiệp TM-DV-VT Dân Tiến đạt chứng nhận OCOP 3 sao

Thời gian tới, tỉnh Bình Dương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thường xuyên nâng cao nhận thức, liên tục gắn với việc thực hiện chương trình xây dựng NTM; đồng thời tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho hội đồng, tổ giúp việc, các tổ chức, cá nhân tham gia đề án phát triển các sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân, đặc biệt là khu vực các sản phẩm chủ lực, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP.

Song song đó, tỉnh sẽ thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, hình thành các sàn thương mại điện tử quy mô lớn, các kênh bán hàng trực tuyến… đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương.

 Bình Dương phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có ít nhất 60 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 1 sản phẩm đạt 5 sao, có từ 5 sản phẩm OCOP của huyện xuất khẩu. Tỉnh đang đặt mục tiêu tới năm 2025 có 100% số xã trên toàn địa bàn có sản phẩm tham gia OCOP. Trong đó, có thêm 150 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên và ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa và ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP.

 THOẠI PHƯƠNG

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=463
Quay lên trên