Ông Trần Công Danh, Trưởng phòng Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh cho biết, để tăng sức cạnh tranh, giảm chi phí, bảo đảm môi trường và phát triển kinh tế bền vững, thời gian qua các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sơn mài trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận cao.
Theo đó, với việc chuẩn hóa lại kỹ thuật sơn, công đoạn sơn hom, số lượng sơn hom… sẽ tiết kiệm được thời gian, chịu được lượng sơn; xây dựng một định mức sơn cho 1 diện tích bề mặt giúp kiểm soát lượng sơn cho các nghệ nhân sơn khác nhau; bên cạnh đó điều chỉnh tốc độ phun sơn để cho lượng sơn vừa bám đủ trên bề mặt mà không bị dư thừa.
Theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh, cần nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa vào công đoạn mài để giảm thời gian mài, số sản phẩm phải mài lại; xây dựng hệ thống xử lý nước thải với hệ thống modul phù hợp với ngành sơn mài. Áp dụng cách làm này giúp xử lý nước thải tại nguồn trước khi thải ra môi trường đạt hiệu quả hơn...
P.AN