Đến năm 2025, 100% dịch vụ công mức độ 3, 4 của tỉnh được cung cấp trên cổng dịch vụ công

Cập nhật: 01-10-2021 | 07:56:52

Mục tiêu xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, gắn với xây dựng thành phố thông minh Bình Dương, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp có đủ năng lực vận hành nền kinh tế số, xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và hội nhập quốc tế của Bình Dương; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức.

Đến năm 2025, 90% hồ sơ công việc của các sở, ngành, cơ quan cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc của các cơ quan cấp huyện và 60% hồ sơ công việc của các cơ quan cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; 80% báo cáo định kỳ của cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã được thực hiện thông qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và kết nối hệ thống báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành; 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản.

Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp, 100% dịch vụ công mức độ 3, 4 của tỉnh được cung cấp trên cổng dịch vụ công của tỉnh; 100% dịch vụ công mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan nhiều đến người dân và doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% số lượng người dân, doanh nghiệp tham gia hệ thống chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật, 100% cơ quan Nhà nước tham gia xử lý các vấn đề người dân phản ánh qua Tổng đài 1022 đúng thời gian quy định.

Cùng với đó là việc cung cấp 70% thông tin cho người dân và doanh nghiệp có cơ chế phản hồi thông tin; 100% thông tin phản hồi phải được cơ quan Nhà nước xử lý thông báo lại cho người dân và doanh nghiệp phản hồi. Về an toàn thông tin, 100% các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, huyện, 50% cơ quan Nhà nước cấp xã được giám sát an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp thông qua Trung tâm Giám sát an toàn thông tin tỉnh (SOC); 100% hệ thống thông tin cấp tỉnh, huyện được xác định và bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Chương trình tổng thể này yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng đô thị thông minh; 100% các sở, ban, ngành xây dựng danh mục tài nguyên thông tin dữ liệu và thực hiện chia sẻ…

 SÔNG TRÀ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=435
Quay lên trên