Một năm nữa đang dần đi qua, không khí giáng sinh, năm mới càng gần, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” để trang trải cuộc sống và về quê đón tết càng đè nặng lên đôi vai những sinh viên xa quê có hoàn cảnh khó khăn.
Đã ngoài 75 tuổi, nhưng hàng ngày ông Huỳnh Văn Sánh (Sáu Sánh), ngụ khu phố 6, phường Định Hòa, TX.TDM vẫn không ngại đi để sưu tầm, ghi danh tên mình ở nhiều lớp học để chinh phục loài hoa lan khó tính. Với hơn 6.000 gốc lan Mokara đang sinh trưởng tốt, đã đem lại lợi nhuận cho ông không dưới 10 triệu đồng/tháng. Ông Sáu bên vườn lan của mình
Chuối được coi là loại cây ăn chơi, giá trị không cao lắm. Tuy nhiên, nếu tìm được thị trường tiêu thụ, đầu tư trồng với số lượng lớn, nhà nông sẽ được hưởng lợi. Và thực tế cho thấy, mô hình trồng chuối già lùn của ông Trịnh Văn Oai, khu phố Tân Phú, phường Tân Bình, TX.Dĩ An, đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người trồng. Ông Oai chọn cây chuối để phát triển kinh tế gia đình
Với các đặc tính như dễ nuôi, phù hợp với điều kiện thời tiết, giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ khá mạnh... con dông cát có thể được coi là vật nuôi giúp người nông dân thoát nghèo. Đó là những hiệu quả bước đầu qua hơn một năm thực hiện thí nghiệm mô hình nuôi dông cát của chị Đoàn Thị Thiên Lý, ngụ khu phố 9, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, thương binh Phạm Văn Tiền đưa cả gia đình về An Linh (Phú Giáo) làm kinh tế. Ngày mới bắt đầu làm kinh tế, tài sản lớn nhất của gia đình là 2 con dao phát rẫy, tuy khó khăn vất vả nhưng người cựu chiến binh (CCB) 4/4 không nản chí với suy nghĩ “có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”. “Tuy chỉ có 2 con dao phát rẫy nhưng gia đình tôi rất đồng lòng, không bao giờ nản chí. Vợ chồng, con cái thay nhau phát rẫy. Phát được tới đâu, chúng tôi trồng lúa, khoai mì tới đó. Theo tiêu chí lấy ngắn nuôi dài, nên gia đình cũng có cái ăn quanh năm”, ông Tiền tâm sự. Ông Tiền bên vườn cây ăn trái của gia đình