Dùng ĐTDĐ tại cây xăng bị phạt 5 triệu đồng

Cập nhật: 02-08-2012 | 00:00:00
Từ ngày 5-8, người sử dụng điện thoại di động tại các cây xăng sẽ phải chịu mức xử phạt lên đến 5 triệu đồng.Nghị định 52/2012/NĐ-CP (thay thế cho Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05-10-2005 ) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy sẽ chính thức có hiệu lực thi hành và được áp dụng từ 5-8.  Nhiều người dân vô tư sử dụng điện thoại di động tại trạm xăng, dù đây là hành vi gây nguy hiểm và bị cấm.Nghị định gồm 5 chương, 41 điều này gồm các nội dung quy định cụ thể về các hành vi vi phạm và hình thức, thẩm quyền, trình tự xử phạt trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy. Các hành vi vi phạm quy định trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và hình thức xử phạt được nêu rõ nhiều điều khoản.Theo đó, người nào mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào kho vật liệu nổ hoặc những nơi có quy định cấm; Bố trí nơi đun nấu, thờ cúng không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định sẽ bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng. Mức phạt này cũng sẽ tăng lên 500.000 đồng nếu sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy, chữa cháy theo quy định.Đáng chú ý, đối với hành vi sử dụng điện thoại di động tại cây xăng sẽ bị phạt từ 2 - 5 triệu đồng. Theo quy định, cửa hàng bán lẻ xăng dầu là một trong những khu vực buộc phải đặt biển báo cấm sử dụng nguồn lửa, điện thoại di động và các thiết bị điện tử, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt. Do vậy, việc sử dụng điện thoại di động tại các trạm bán xăng là vi phạm quy định và bị phạt nặng. Mức phạt 2 – 5 triệu đồng cũng áp dụng cho hành vi hàn cắt kim loại nhưng không thực hiện các biện pháp phòng cháy.Theo Nghị định 123/2005/NĐ-CP trước đây, hành vi sử dụng nguồn lửa, thiết bị điện tử sinh lửa, sinh nhiệt chỉ bị phạt từ 200.000-500.000đ. Như vậy, Nghị định mới đã nâng mức phạt lên gấp 10 lần, đồng thời nêu rõ điện thoại di động là một loại thiết bị có thể gây nguy hiểm ở cây xăng. Gần đây, một số vụ việc cháy nổ khiến một số người bị bỏng nặng, có nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng điện thoại di động tại khu vực trạm xăng.Tuy nhiên, theo ý kiến của một số nhà quản lý và người dân, việc thực hiện xử phạt đối với người có hành vi sử dụng điện thoại tại trạm xăng sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực tế, giống như trường hợp quy định xử phạt đối với người hút thuốc lá nơi công cộng.Nghị định 52/2012 cũng quy định rõ về thẩm quyền và trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Theo đó, các đối tượng có thẩm quyền xử phạt gồm các lực lượng công an, chính quyền địa phương và được phân cấp mức phạt theo các cấp.Cụ thể, đối với hành vi nghe điện thoại di động tại cây xăng, lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy hoặc các lực lượng khác được phân công theo thẩm quyền sẽ thực hiện việc bắt “quả tang”, lập biên bản và ra quyết định xử phạt.Mức phạt 2 triệu đồng sẽ do trưởng công an hoặc chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ra quyết định xử phạt; mức 5 triệu đồng sẽ do trưởng phòng cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, trưởng phòng cảnh sát đường thủy, trưởng phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, công an cấp tỉnh và trưởng phòng cảnh sát PCCC cấp huyện hoặc chủ tịch UBND huyện ra quyết định xử phạt.Theo Hà Nội Mới
Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=291
Quay lên trên