Đến xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, gặp gỡ gia đình ông Bùi Văn Thiện để nghe về một thời chiến đấu hào hùng của cảdân tộc. Ông và bàThiện kể, cảhai cùng là thương binh, ông là thương binh 2/4, còn bà là thương binh 4/4, gặp nhau trong thời chiến, thời bình về đây xây dựng mái ấm gia đình...
18 tuổi, chàng trai gốc Hòa Bình nhập ngũ đơn vị D356 năm 1967. Đến năm 1968, Nam tiến vào chiến trường miền Đông Nam bộ và tham gia đánh trận ở khu vực Lái Thiêu. Sau ông về Trung đoàn Đồng Nai, chiến đấu chủ yếu ởchiến trường chiến khu Đ ác liệt. Trong một lần đánh bốt Hòa Lợi (thuộc Bến Cát), ông bị trúng pháo địch thủng phổi. Rồi trong trận giao tranh ởkhu vực Tân Uyên, ông bị súng tăng bắn gãy chân và tay trái, dính hàng chục mảnh bom m àhiện giờ còn ẩn hiện khắp trên cơ thể.
Ông Bùi Văn Thiện và vợ đang lần giở kỷ vật là ống nhiệt kế có tuổi đời hơn nửa thế kỷ cùng các dụng cụ y tế mà vợ ông gìn giữ
Khoảng năm 1970, ông về lực lượng Huyện đội Phú Giáo, đánh chốt chặn giữ vững địa bàn và vận động nhân dân vùng dậy đấu tranh. Khi đất nước giải phóng, ông tiếp tục ở lại đây. Đến năm 1982, ông về công tác tại xã Tân Hiệp khi đang là thiếu úy Huyện đội Phú Giáo. Ở địa phương, ông làm Chủ tịch UBND xã đến năm 1989. Đây là thời kỳ đời sống người dân vô vàn khó khăn. Bản thân là người đứng đầu, ông làm ngày làm đêm, ra sức phục vụ nhân dân, kiến thiết vùng kinh tế mới. Vì lý do sức khỏe, ông chuyển qua làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, rồi Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã. Nhiệm vụ nào ông cũng hoàn thành tốt, được trao tặng nhiều bằng khen.
Hơn 10 năm trước ông về hưu, cùng vợ lo kinh tế gia đình và nuôi 5 người con. Ông cho biết, ông còn một người con đầu nữa, đã mất năm 13 tuổi. “Hai vợ chồng hai bàn tay trắng, hai cái ba lô. Về đây không có gì, sinh nó ra chẳng may bị ảnh hưởng chất độc da cam do tôi bị nhiễm từhồi ở chiến khu Đ. Nó cứ nằm đó, chăm nom từng chút một. Nhiều lúc khó quá tưởng không qua được, nhưng rồi cũng vượt qua”, ông nói. Ông cho biết thêm, vợ ông, bà Hà Th ịMinh Liên là y tá thuộc đội biệt động Sài Gòn, từng bị địch bắt và tù đày 3 - 4 năm. Khi ra tù, bà về Phân khu 5, sau về công tác hậu cần ở Phú Giáo. Mặc dù trên người bà vẫn còn nhiều mảnh bom, sức khỏe bịgiảm sút, bà luôn là đồng chí, đồng đội và là người bạn đồng hành cùng ông vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Xế chiều, từ chiếc radio cũ kỹ, những bài vọng cổ ngọt ngào của người dân Nam bô vang lên. Trong gian nhà nhỏ, bà cùng ông ôn lại cái thời binh đao khói lửa. Cái thời “10 năm không thấy mặt đồng tiền”, thời “quyết làm ăn để chứng minh cho mọi người thấy mình làm được”, tới năm vừa rồi mới sửa lại được cái nhà. Dòng tự sự đó cứ tuôn chảy, tựa như không bao giờ ngừng trong hai con người cách mạng, hiến cả tuổi xuân cho bình yên của quê hương, đất nước. Đến nay đã 47 tuổi Đảng, 68 năm tuổi đời, ông Thiện đang yên vui bên 8 người cháu của mình. Gia đình ông là gia đình văn hóa nhiều năm liền. Con cái đều noi gương và sống chan hòa cùng mọi người. Bản thân ông được nhận bằng khen của UBND tỉnh trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7).
THÙY DƯƠNG