Hiệp định Việt Nam - EURO (EVFTA), đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hiệp định thương mại tự do khu vực toàn diện có nhiều tác động đến Việt Nam. Để các cán bộ quản lý ở c ác sở, ban, ngành, đặc biệt là doanh nghiệp (DN) hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức khi EVFTA, TPP có hiệu lực, ngày 23-9, Sở Công Thương Bình Dương đã tổ chức Hội thảo với chủ đề "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) - Cơ hội, thách thức và các khuyến nghị; Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - những thông tin cập nhật". Từ nền tảng của gần 10 năm hội nhập , qua hội thảo, các thành viên của Ban Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) và DN đã "nhận diện" cơ hội, cũng như thách thức để "chủ động hội nhập", đưa tỉnh nhà tiếp tục phá t triển bền vững.
Bình Dương vẫn duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao
5 năm qua, Bình Dương cơ bản đã trở thành một trung tâm kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đã vươn lên đứng thứ3 trong 8 tỉnh, thành về tăng trưởng sản xuất công nghiệp và thu hút FDI. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng, với tỷ lệ công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp tương ứng 60,3% - 37,0% - 2,7%. Trong đó, bình quân khu vực công nghiệp xây dựng tăng trưởng 15,5%, giá trị dịch vụ tăng trưởng 19,2%, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 15,5%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 73 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2016 của UBND tỉnh, tình hình kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực vàđạt được khá toàn diện trên các lĩnh vực. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,74% so với cùng kỳ (kế hoạch cả năm tăng 8,2%); trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 8,35%, dịch vụ tăng 7,51%, nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 3,91%.
Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,37%. Quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng các ngành khai khoáng. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ. Hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển.
Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển với tác động tích cực từ cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định EVFTA và Hiệp định TPP mà Việt Nam tham gia ký kết; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN,… được duy trì và phát triển. Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh xuất siêu 1,925 tỷ đô la Mỹ. Mặc dù tình hình có nhiều khókhăn do hạn hán, thị trường tiêu thụ nông sản giảm, song sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển ổn định; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 5.401 tỷ đồng, tăng 3,9% so với cùng kỳ.
Sẵn sàng đón cơ hội
Với việc duy trì tốc độ phát triển kinh tế như trên, Bình Dương đạt chỉ số năng lực HNKTQT hàng thứ 3 trong cả nước. Chỉ số năng lực HNKTQT cấp địa phương được đánh giá trên 8 yếu tố: thương mại, đầu tư, du lịch, con người, cơ sở hạ tầng, văn hóa, đặc điểm địa phương và thể chế. Trong đó, tỉnh Bình Dương về thương mại 7/63, đầu tư 2/63, du lịch 6/63, con người 4/63, cơ sở hạ tầng 3/63, văn hóa 40/63, đặc điểm địa phương 19/63 và thể chế 7/63.
Tổng kết chương trình HNKTQT giai đoạn 2012 - 2015, ông Trần Thanh Liêm đã tiếp tục chỉ đạo: “Tỉnh ta cần chủ động hội nhập”. Song song đó từ khi Việt Nam tham gia đàm phán EVFTA, TPP, lãnh đạo Bình Dương đã có nhiều hoạt động đồng hành cùng DN, vượt khó, ổn định sản xuất, phát triển kinh tế.
Bên cạnh việc tiếp tục đồng hành cùng DN tháo gỡ khó khăn hỗ trợ thị trường, lãnh đạo tỉnh, Ban Tuyên Giáo đã mở nhiều cuộc hội thảo, tập huấn về các chuyên đề như Hội nhập quốc tế TPP cơ hội và thách thức, nêu rõ các lợi ích khai thác từ thịtrường nước ngoài (các nước đối tác TPP), các lợi ích khai thác được tại thị trường nội địa, lao động việc làm, an ninh trật tự. Đặc biệt tại Hội thảo ngày 23-9, ông Herb Cochran, Giám đốc Điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam đã chỉ ra những cơ hội, những khó khăn của Việt Nam khi TPP có hiệu lực. Đặc biệt, ông Herb khuyến nghị mọi người nên nghiên cứu kỹ chương V của Hiệp định Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, để nắm rõ những rào cản thương mại, những điều luật, quy tắc và khuyến nghị. Ông nhấn mạnh tỉnh nên thành lập UB tạo thuận lợi thương mại để hỗ trợ DN trong tiến trình hội nhập khi TPP có hiệu lực.
Tại hội thảo này, ông Lê Kỳ Anh, cán bộ phụ trách Kinh tế và Thương mại - Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cho biết cơ hội và thách thức của Hiệp định EVFTA.
Và ứng phó thách thức
Bên cạnh các cơ hội do các Hiệp định thương mại tựdo (TPP, EVFTA) mang lại, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố; hiệp hội các ngành hàng và DN trên địa bàn tỉnh đã nhận diện những thách thức không hề nhỏ khi gia nhập EVFTA, đặc biệt làTPP. Như về thương mại hàng hóa,với một số chủng loại nông sản mà Mỹ và một số nước khác trong TPP (Ô-xtrây-lia, Niu Di-lân, Chi-lê) có thế mạnh, sức ép cạnh tranh là khá lớn khi thuế được đưa về 0%, trong đó nổi bật là thịt lợn, thịt gà. Đây lànhững mặt hàng ta đã sản xuất được nhưng sức cạnh tranh còn yếu. Một số nông sản khác cũng sẽ gặp khó khăn nhưng ở mức độ nhẹ hơn vì những sản phẩm này ta vẫn phải nhập khẩu với số lượng lớn, trong nước dù sao cũng đã quen với cạnh tranh, đó là sản phẩm sữa, đậu tương, ngô và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc.
Để vượt qua thách thức này, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, DN Việt Nam phải hết sức nỗ lực, biến thách thức thành cơ hội đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.
Đa số chuẩn bị tinh thần để ứng phóvới thách thức về xã hội. Cạnh tranh tăng lên khi tham gia TPP có thể làm cho một số DN, trước hết là các DN vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các DN có công nghệsản xuất và kinh doanh lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Tuy nhiên, do phần lớn các nền kinh tế trong TPP không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, nên ngoại trừ một số ít sản phẩm nông nghiệp, dự kiến tác động này là có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.
Qua hội thảo này, các thành viên của Ban HNKTQT tỉnh, các hiệp hội ngành hàng, DN đã nhận thức rõ cơ hội do EVFTA, hay TPP sẽ mang lại cho nền kinh tế Việt Nam trên các lĩnh vực: Hàng hóa xuất khẩu (da giày, quần áo, đồ gỗ, thủy sản), các ngành dịch vụ. Thông qua những cam kết, Việt Nam sẽ có cơ hội cải thiện các vấn đề liên quan đến biện pháp phòng vệ thương mại, cơ hội chuyển đổi từ nền kinh tế phi thị trường sang nền kinh tế thị trường trong tương lai. Tuy nhiên, Việt Nam nói chung, Bình Dương nói riêng cũng gặp phải những thách thức không nhỏ khi tham gia EVFTA, TPP. Do đó, để tận dụng lợi ích và khắc phục khó khăn, cần nỗ lực hơn nữa trong việc thực thi những cam kết, cần đưa ra hướng đi chiến lược đúng đắn nhằm phát triển đất nước nhanh và bền vững. Đặc biệt là DN, vai chính trong kịch bản hội nhập, cần làm mới mình để “ra biển lớn” ngay cả tại thị trường quê nhà.
B.A