Qua nghiên cứu các dựthảo báo cáo chính trị, về phần giáo dục - đào tạo, theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, dự thảo nêu hạn chế của lĩnh vực này: “Về đổi mới của căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người” dài hơn 1 trang, trong khi kết quả chưa đầy một trang; còn báo cáo của tỉnh không nêu hạn chế nào, chủ yếu nêu vấn đề dạy nghề. Tôi cho rằng, cần nghiên cứu thêm vềnội dung này.
Về chủ đề đại hội, theo tôi chọn phương án 2. Bởi, tổ chức Đảng, chính quyền phải trong sạch, vững mạnh. Đây làyếu tốquyết định sự thành công, ổn định chính trị mới có tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, mới có văn minh và giàu đẹp. Mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2020-2025, dự thảo đưa ra 3 phương án, tôi chọn phương án 1, nhưng bổ sung thêm từ tỉnh Bình Dương, đúng tên địa danh.
Về các chương trình đột phá, thứ nhất: Tiếp tục xây dựng, bổ sung, phát triển và thực hiện 4 chương trình đột phá của nhiệm kỳ 2015-2020. Tôi đề nghị đưa cụm bổ sung xuống dưới và thêm từ nhiệm kỳ khóa X (2015-2020) bổ sung chương trình đột phá mới “Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030”.
Về phát triển dịch vụ, trong dự thảo báo cáo nêu: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, cần nhận diện về kết quả hoạt động ngành du lịch trong nhiệm kỳ 2015-2020 đạt bao nhiêu %, để đưa ra tiêu chí ngành kinh tế quan trọng này.
Về tăng cường đổi mới thu hút đầu tư, tôi đềnghị, trong thu hút đầu tư cần tiếp tục tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư.
(Nguyễn Văn Khương, nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh)