Tại buổi tọa đàm “Khu vực Đông Nam bộ hội nhập quốc tế và phát triển bền vững” do Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức mới đây, ông Trần Ngọc An, Vụ trưởng Vụ Hợp tác kinh tế đa phương (Bộ Ngoại giao), chia sẻ nền kinh tế toàn cầu đang ở giai đoạn tăng trưởng suy giảm. Ngoài Mỹ giữ vai trò là cường quốc số 1 về kinh tế, Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ 2, tạo ra số lượng lớn hàng hóa khổng lồ trong mọi lĩnh vực, khiến cho sự cạnh tranh trên quy mô khu vực ngày càng trở nên gay gắt.
Ngành dệt may của Bình Dương đang đứng trước cơ hội lớn nhưng cũng nhiều thách thức khi các FTA Việt Nam tham gia có hiệu lực. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất may mặc tại Công ty Đại Tây Dương (Khu công nghiệp Đồng An, TX.Thuận An). Ảnh: PHƯƠNG LÊ
Công nghệ làm thay đổi kinh tế toàn cầu
Các chuyên gia nhận định, kinh tế thế giới đang phục hồi chậm, dự đoán năm 2016 thương mại toàn cầu chỉ tăng trưởng 2,6%. Tương quan và tập hợp lực lượng giữa các nước lớn thay đổi nhanh chóng, trật tự thế giới và châu Á – Thái Bình Dương manh nha có sự sắp xếp lại. Khu vực này trở thành nơi có ảnh hưởng lớn nhất giữa các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, hiện các nước có xu hướng đổi mới tư duy phát triển, tái cơ cấu kinh tế để tìm kiếm mô hình tăng trưởng tối ưu, bảo đảm cho sự phát triển bền vững.
Trong khi đó, kinh tế tri thức, kinh tế xanh, kinh tế mạng đang ngày càng được coi trọng, buộc nước ta phải đổi mới và hành động cụ thể nhằm tái cấu trúc nền kinh tế; cùng với đó nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy công nghiệp phụ trợ, giảm nghèo bền vững và bảo vệ môi trường. Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, sự phát triển rất nhanh và mạnh của khoa học- công nghệ đã tạo ra một khối lượng của cải vật chất và sản phẩm tinh thần khổng lồ. Trong khi, sự phân công lao động ngày càng sâu sắc đã đặt ra yêu cầu thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư để các yếu tố của quá trình tái sản xuất dịch chuyển tự do trên phạm vi toàn cầu. Từ đó, dẫn đến xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế và tự do hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư phát triển mạnh cả về hình thức và biểu hiện. Tiến trình này giúp cho quá trình công nghiệp hóa được rút ngắn, các nước và bản thân mỗi doanh nghiệp đi sau có thể sớm đuổi kịp những nước đã có trình độ phát triển cao hơn nếu có chiến lược đúng. Cùng với đó, tính bất định của rủi ro cũng tăng lên, do quá trình tự do hóa và phát triển rất nhanh của thị trường tài chính, với các sản phẩm phái sinh nên sự biến động của một nền kinh tế tác động rất nhanh, rất mạnh trên phạm vi toàn cầu.
Bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng công nghệ mới đã làm thay đổi toàn diện kinh tế toàn cầu, khiến cho những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trở nên rủi ro. Có thể nói hiện nay, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt… đang phát triển với tốc độ cao; cùng với đó thương mại điện tử phát triển giúp làm giảm chi phí thông tin, làm thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống. Đối với trí tuệ nhân tạo, rô-bốt phát triển mạnh có thể thay thế con người làm những công việc nguy hiểm và đòi hỏi nhiều công sức, qua đó còn tạo điều kiện cho ra đời những sản phẩm mới…
Phát triển công nghiệp phụ trợ tương xứng
Theo các chuyên gia, xét về chất lượng, sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới, nhưng hiện nay ngành dệt may chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì thế, hiện nay nguồn nguyên liệu bông trong nước gần như không đáng kể, còn nguyên liệu vải chỉ cung cấp được từ 20 - 25% cho ngành may nội địa và xuất khẩu… |
TPP được xem là cơ hội lớn cho ngành dệt may của cả,nước. Hiện tại, thuế suất trung, bình của dệt may Việt Nam vào Mỹ là 17,5%, Liên minh châu Âu (EU) là 9,6%. Khi TPP có hiệu lực, thuế suất dệt may sẽ giảm về 0% (Biểu cam kết thuế quan của tất cả hàng hóa trong TPP). Đây sẽ là cú hích mới cho sự phát triển của ngành, cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều đáng nói nữa là khi ngành dệt may phát triển sẽ gia tăng việc làm, góp phần giải quyết vấn đề lao động, nhất là ở vùng nông thôn.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam thì khẳng định khi TPP có hiệu lực, các doanh nghiệp dệt may trong nước tiếp tục phát triển trên thị trường truyền thống, đồng thời có điều kiện mở ra những thị trường mới, giảm bớt sự lệ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. TPP cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và lao động có kỹ năng từ các nước phát triển. Bên cạnh đó, TPP cũng được kỳ vọng đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào,nước ta sẽ tăng cao giúp nâng, cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may trong nước. TPP có hiệu lực cũng góp phần thúc,đẩy cải cách thể chế, tạo môi
Bà Mai cho biết thêm, bên cạnh những thuận lợi, TPP cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp dệt may của Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung. Chẳng hạn, theo quy định của TPP, hầu như nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may phải có xuất xứ từ các nước tham gia TPP mới được hưởng thuế suất ưu đãi, trong khi đó hiện nay nguồn cung nguyên liệu của các doanh nghiệp dệt may trong nước chủ yếu (khoảng 80%) lại không đến từ các nước tham gia TPP. Trong khi đó, công nghiệp phụ trợ trong nước chưa phát triển mạnh, nguyên liệu của các doanh nghiệp chủ yếu
Hiện đang có làn sóng đầu tư mới trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong lĩnh vực dệt may và Bình Dương đang là một trong những địa phương thu hút nhiều nhất vốn FDI vào ngành này của cả nước. Điều đáng quan tâm là các doanh nghiệp dệt may nước ngoài đầu tư tại Việt Nam đã nhanh chân, vượt trội hơn so với doanh nghiệp trong nước trong cuộc chạy đua về xuất khẩu và tận dụng các cơ hội mới. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp dệt may cả nước cũng như tại Bình Dương sớm thích ứng để tồn phát, phát triển và mở rộng thị phần.
Hiện nay, xu thế tự do mậu dịch đang rất phổ biến trên thế giới bằng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đa phương, song phương. Với Việt Nam, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chứa đựng rất nhiều cơ hội lẫn thách thức. Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, cho biết TPP quan tâm đến hỗ trợ nâng cao năng lực để tất cả thành viên có thể thực hiện cam kết và tận dụng được cơ hội mà hiệp định này mang lại. TPP tôn trọng thể chế chính trị của mỗi quốc gia, thừa nhận yêu cầu tuân thủ đầy đủ pháp luật quốc gia phù hợp với nội dung cam kết, có sự linh hoạt nhất định về lộ trình thực hiện cam kết phù hợp với trình độ phát triển của các nước thành viên.
Phùng Hiếu