Lấy chuyển đổi số làm thông điểm nghẽn trong cải cách thủ tục hành chính

Cập nhật: 06-10-2023 | 08:56:38

Đoàn công tác của tỉnh do ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Văn phòng Chính phủ về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) gắn với chuyển đổi số (CĐS) quốc gia. Theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, trên tinh thần lấy nhiệm vụ CĐS là “hạt nhân” nền tảng cho công tác cải cách TTHC, Bình Dương đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch trong công tác cải cách TTHC và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Nhiều nỗ lực trong công tác cải cách hành chính

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Trương Công Huy, Giám đốc Trung tâm Hành chính công tỉnh Bình Dương, cho biết thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và Cục Kiểm soát TTHC về công tác cải cách TTHC theo định hướng CĐS, bằng nhiều nỗ lực, vượt qua những khó khăn, vướng mắc, đến cuối tháng 9-2023, căn cứ vào bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử tại Quyết định số 766/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Bộ chỉ số 766) được công bố trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Bình Dương đã đạt 73,4/100 điểm, xếp hạng 17/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, xếp loại khá và thấp hơn tỉnh hạng nhất 12 điểm (tỉnh Cà Mau 85,4 điểm). Trong đó, đáng chú ý là nhóm chỉ số mức độ hài lòng từ người dân, doanh nghiệp của tỉnh đạt 17,7/18 điểm…

Đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh Bình Dương chụp ảnh lưu niệm cùng các thành viên Văn phòng Chính phủ tại buổi làm việc về công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số Quốc gia. Ảnh: MINH DUY

Tỉnh ủy, UBND tỉnh không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách TTHC thông qua ban hành chỉ thị, nhiều chương trình, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trung tâm Hành chính công tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả trong hoạt động; 9/9 huyện, thị, thành phố đã thành lập trung tâm phục vụ hành chính công. Bộ phận một cửa cấp xã được đầu tư hiện đại, nâng cao chất lượng hoạt động. Cụ thể, từ năm 2022, 100% TTHC của tỉnh đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, mức độ 4. Bình Dương đạt những kết quả đáng ghi nhận khi 2 năm liền có Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp hạng 2/63, Chỉ số hài lòng (SIPAS) hạng 4/63 tỉnh, thành phố và Bình Dương 3 năm liên tiếp đạt Top 7 về cộng đồng có chiến lược xây dựng thành phố thông minh của Tổ chức Cộng đồng thông minh thế giới (ICF).

Bình Dương sẽ triển khai danh mục DVCTT toàn trình, một phần, dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến và DVCTT đủ điều kiện không nhận hồ sơ giấy giai đoạn từ ngày 1-10-2023 đạt mục tiêu trên 80% vào cuối năm 2023; nâng cao tỷ lệ hồ sơ DVCTT toàn trình, hồ sơ DVCTT. Tỉnh bảo đảm 100% TTHC được xây dựng eForm. Cụ thể, trừ văn bản mật thì 100% các văn bản, hồ sơ nội bộ giữa các cơ quan Nhà nước được luân chuyển liên thông, trực tuyến trên hệ thống.

Qua phân tích, đánh giá các chỉ tiêu của Bộ chỉ số 766 tại buổi làm việc, các đại biểu đã xác định rõ từng vấn đề đạt được và tồn tại, vướng mắc của từng nhiệm vụ cụ thể trong cải cách TTHC và CĐS của Bình Dương. Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh là từ nay đến cuối năm cần cải thiện là vấn đề công khai minh bạch, DVCTT, thanh toán trực tuyến và về số hóa, tái sử dụng kết quả số hóa để đạt mục tiêu từ 80/100 điểm trở lên và lọt vào Top 10 về thực biện Bộ chỉ số 766, chỉ số cải cách TTHC định hướng CĐS.

Tập trung nhóm giải pháp tăng cường cải cách TTHC

Có thể nói, Bộ chỉ số 766 là công cụ, phương thức để lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương các cấp tỉnh Bình Dương theo dõi, giám sát và nắm bắt kịp thời điểm nghẽn trong chỉ đạo, triển khai và kết quả của 21 vấn đề cụ thể thuộc 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách TTHC gắn với CĐS trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, tỉnh xác định được trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương và từng cán bộ, công chức trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Bộ chỉ số 766 thực sự là thước đo trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và đánh giá chi tiết chất lượng phục vụ của từng cán bộ, công chức, viên chức đối với người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử.

Ông Nguyễn Văn Lợi (phải), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh trao đổi với Tiến sĩ Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ liên quan công tác cải cách TTHC của Bình Dương. Ảnh: MINH DUY

Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã phân tích và chỉ ra 5 nhóm chỉ số với nhiều vấn đề cụ thể được xác định với nguyên nhân chủ quan, khách quan và cho biết sẽ giao trách nhiệm cụ thể, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và thời gian hoàn thành từng nhiệm vụ. Cụ thể, tỉnh sẽ thống kê TTHC nội bộ các cơ quan hành chính Nhà nước, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa các nhóm TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, trọng tâm là ưu tiên trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, môi trường, đất đai, tài chính…; tổ chức rà soát, xây dựng quy chế, quy trình giải quyết TTHC liên thông, các form điện tử (eForm) trong lĩnh vực đầu tư và giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp giữa các cơ quan Nhà nước và cơ quan Đảng từ khâu cho chủ trương, thẩm định của các sở, ngành, địa phương để thực hiện liên thông. Đồng thời, tỉnh rà soát, tái cấu trúc quy trình TTHC để cắt giảm các thông tin phải khai báo khi thực hiện DVCTT, bảo đảm mục tiêu cắt giảm ít nhất 20% thông tin phải khai báo.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ triển khai danh mục DVCTT toàn trình, một phần, dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến và DVCTT đủ điều kiện không nhận hồ sơ giấy giai đoạn từ ngày 1-10-2023 đạt mục tiêu trên 80% vào cuối năm 2023; nâng cao tỷ lệ hồ sơ DVCTT toàn trình, hồ sơ DVCTT. Tỉnh bảo đảm 100% TTHC được xây dựng eForm. Cụ thể, trừ văn bản mật thì 100% các văn bản, hồ sơ nội bộ giữa các cơ quan Nhà nước được luân chuyển liên thông, trực tuyến trên hệ thống.

Tỉnh cũng sẽ hoàn thành số hóa dữ liệu địa chính, đất đai…, tập trung vào các ngành trọng điểm để kết nối, phát triển và chia sẻ dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”; phân tích dữ liệu, báo cáo cấp thẩm quyền để kịp thời chỉ đạo giải quyết. Trước mắt, UBND tỉnh sẽ lựa chọn từ 15-20 lĩnh vực để số hóa dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống” phục vụ chỉ đạo, điều hành và xây dựng thành phố thông minh. 

Tiến sĩ Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ đánh giá cao những nỗ lực trong công tác cải cách TTHC gắn với CĐS của tỉnh Bình Dương; hoan nghênh tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh, cơ quan chuyên môn trong việc tự phân tích điểm nghẽn trong công tác cải cách TTHC gắn với CĐS. Đối với những khó khăn, vướng mắc các điểm nghẽn liên quan, Tiến sĩ Ngô Hải Phan cho rằng tỉnh cần thường xuyên trao đổi với Cục Kiểm soát thủ tục hành chính để kịp thời đưa ra giải pháp tháo gỡ. Việc xử lý các hồ sơ TTHC trên môi trường điện tử phải trên tinh thần kết nối dữ liệu chia sẻ để trong thời gian tới không yêu cầu người dân phải cung cấp các thông tin, mà chính chúng ta phải có trách nhiệm phục vụ người dân khi làm các thủ tục, giao dịch liên quan.

MINH DUY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=643
Quay lên trên