Mở lối cho ngành gỗ vào thị trường Canada

Cập nhật: 10-06-2022 | 09:00:27

Để hóa giải khó khăn, tìm kiếm giải pháp về thị trường cho ngành gỗ, Sở Công thương phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada trao đổi với các doanh nghiệp (DN) gỗ Bình Dương về cách tiếp cận thị trường, quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất sang Canada.

Chắt chiu cơ hội

Theo bà Trần Thu Quỳnh, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada, thị trường Canada nổi tiếng về xuất khẩu đồ gỗ với giá trị trung bình khoảng 450 triệu đô la Mỹ/tháng. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường tiêu dùng lớn với 38,83 triệu dân, đặc biệt có lượng dân nhập cưổn định ởmức 400.000 người/năm. Nhu cầu tiêu thụtrung bình mặt hàng này của một hộ dân tại Canada khoảng 700 đô la Mỹ/năm, trong đó tiêu thụcao nhất làởbang Ontario. Cũng chính bởi tiêu dùng cao, nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ và trang trí nội thất của Canada cũng khá lớn. Giai đoạn 2014-2021, Canada nhập khẩu trung bình khoảng 550 triệu đô la Mỹ/tháng, khoảng 7 tỷ đô la Mỹ/năm.

Với các DN ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam, dù đứng thứ13 trong số quốc gia xuất khẩu đồ gỗ và trang trí nội thất vào Canada, tuy nhiên bà Trần Thu Quỳnh chia sẻ thị phần của Việt Nam còn rất nhỏ so với các quốc gia khác. Đồng thời cho rằng, Việt Nam cókhảnăng mở rộng giá trị xuất khẩu, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộxuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một cơ hội lớn. Thực tế, từ khi CPTPP cóhiệu lực, tăng trưởng xuất khẩu gốm sứvà thủcông mỹ nghệ của Việt Nam vào Canada đã tăng trung bình 30%/năm.

Hoạt động sản xuất tại một DN gỗ trong KCN Tân Bình (Bắc Tân Uyên)

Vấn đề mà các DN đặt ra là làm sao để giúp đồ gỗ và trang trí nội thất của Việt Nam cóthể tiến sâu hơn nữa vào thị trường Canada, bà Trần Thu Quỳnh cho rằng Canada sở hữu nhiều nhãn hàng nội thất cao cấp, DN cóthể phối hợp để cùng hợp tác sản xuất, kinh doanh dưới dạng OEM (sản xuất theo đặt hàng). “Bởi lẽ, giá nhân công tại Canada cao, đặc biệt nhân công ngành gỗ rất khótìm. Đáng chú ý là DN Bình Dương cóthể giải quyết điểm nghẽn này, cũng cóthể tính đến khảnăng mua bán DN hoặc khởi nghiệp tại Canada theo hướng đầu tư. Chính phủCanada đang hỗ trợmạnh mẽ cho DN phát triển chuỗi cung ứng, rất nhiều sản phẩm phụ trợcho ngành gỗ Canada bị thiếu nguồn cung và DN trong nước cókhảnăng tham gia vào”, bà Trần Thu Quỳnh khẳng định.

Cũng theo bà Trần Thu Quỳnh, DN trong nước còn cóthể phối hợp đào tạo nhân lực, nhất là việc kết hợp nhiều loại nguyên liệu trong sản phẩm gỗ, học tập kinh nghiệm xử lý gỗ và nước sơn, tự động hóa trong sản xuất, tận dụng hệ thống bán hàng của đối tác Canada để đưa hàng hóa vào thị trường này.

Vượt qua khó khăn

Ông Nguyễn Liêm, Chủtịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, cho rằng ngành gỗ Việt Nam đã thay đổi nhiều trong những năm gần đây và nắm bắt tốt xu hướng thị trường. Ngành gỗ Việt Nam cũng đã xuất khẩu sản phẩm sang Canada nhưng con số này so với quy mô thị trường còn nhỏ. Vấn đề DN Việt Nam quan tâm nhất hiện nay là nguyên liệu từ Canada. Hiện nguồn gỗ Bạch Dương dùng để sản xuất tủbếp đang thiếu nghiêm trọng do khónhập khẩu, Thương vụ Việt Nam cần hỗ trợDN tìm kiếm nguồn gỗ thay thế, đồng thời tăng cường kết nối với nhà nhập khẩu Canada. Hiện các DN ngành gỗ Bình Dương cũng đã và đang nhận những đơn hàng nhỏ để tránh những rủi ro khi xuất hàng. Thêm vào đó, các DN cũng khảo sát thêm đối với thị trường viên nén, sản phẩm ngách để vượt qua khókhăn, với đích đến là ổn định sản xuất, việc làm cho công nhân lao động.

Chia sẻ khókhăn với DN ngành gỗ Việt Nam, ông Danis Charest, DN ngành gỗ với 30 năm kinh nghiệm tại Canada cho hay bản thân DN tại Canada cũng đang gặp nhiều khókhăn trong tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Hy vọng cùng với sự hỗ trợcủa các cơ quan xúc tiến thương mại, mối quan hệ hợp tác kinh doanh với nhiều đối tác sẽ giúp DN 2 nước giải quyết vấn đề này.

Về cách tiếp cận thị trường Canada của DN Việt Nam ông Danis Charest thông tin cónhiều cách bán hàng qua Canada, trong đócó2 cách chính là bán thành phần sản phẩm để lắp ráp và bán thành phẩm. Với cách 1, DN cólợi thế là đóng gói gọn và vận chuyển thuận lợi, tuy nhiên cần xem xét đến chi phí lao động cao tại Canada. Cách 2, chi phí vận chuyển sẽ tăng cao, do thành phẩm lớn khótiết kiệm không gian trong đóng gói. DN cần tìm hiểu thông tin về phân phối mặt hàng thành phẩm, cóthể chọn kênh bán lẻ hoặc thông qua trợgiúp của đại lý, hoặc bán trực tiếp cho khách hàng thông qua internet. “Mỗi cách bán hàng cóđặc điểm và lưu ý riêng nhưng đều cần tìm được đối tác kinh doanh. DN cóthể tìm qua các hội chợchuyên ngành, mối quan hệ cá nhân, phái đoàn thăm viếng nhưng cần xác định điểm mạnh, yếu để xác định năng lực và tìm đối tác tin cậy”, ông Danis Charest chia sẻ.

Theo bà Phan Thị Khánh Duyên, Phó Giám đốc Sở Công thương, trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, việc nắm bắt cơ hội để phát triển, đa dạng hóa thị trường là một giải pháp rất hữu hiệu cho các DN. Chính vì vậy, DN cần nắm rõ các nguyên tắc về đặc điểm thị trường, phòng vệ thương mại, liên hệ chặt chẽ với thương vụ thị trường Canada để tìm hướng đi phù hợp.

TIỂU MY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=1791
Quay lên trên