Sau những ngày khó khăn, nhịp sống của Bình Dương dần trở lại trạng thái “bình thường mới”. Ánh đèn nhà máy bừng sáng với nhiều doanh nghiệp (DN) khôi phục hoạt động, người lao động (NLĐ) có việc làm, có thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần cho phát triển.
Hiện rất nhiều DN trên địa bàn tỉnh đang bắt đầu kế hoạch tăng tốc SXKD những tháng cuối năm. Trong ảnh: Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Quốc tế Chutex (KCN Sóng Thần 2)
Trên 85% DN trong các khu công nghiệp trở lại
Từ sáng 1-10, người dân Bình Dương không ai giấu được niềm vui khi cuộc sống được trở lại trạng thái bình thường mới. Chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh gắn với phục hồi sản xuất, kinh doanh của tỉnh đang tạo thuận lợi để các DN từng bước khôi phục hoạt động. Nhằm khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình Covid-19 được kiểm soát, mới đây tỉnh đã ban hành công văn cho phép hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được hoạt động trở lại. Rất nhiều DN trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu kế hoạch để chuẩn bị tăng tốc sản xuất, kinh doanh (SXKD) những tháng cuối năm. Đến nay, trên 85% DN trong các khu công nghiệp (KCN) đã trở lại bằng các phương án sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” và các DN đạt tiêu chuẩn “3 xanh”.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ DN cùng nhau tiến lên, duy trì hoạt động SXKD, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng... Nhằm bảo đảm nguồn lao động cho các DN được phép hoạt động trở lại, lãnh đạo tỉnh Bình Dương kêu gọi NLĐ ở lại để tiếp tục SXKD. NLĐ sẽ được ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19, tiếp cận việc làm, có thu nhập cho bản thân, gia đình, góp phần giữ vững chuỗi cung ứng sản xuất, giảm nguy cơ lây lan dị ch bệnh”. (Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh) |
Với quyết tâm chính trị, sự đồng lòng của các cấp, các ngành và cộng đồng DN... Bình Dương sẽ sớm vượt qua khó khăn, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2021. Tỉnh đang hướng dẫn DN phương án sản xuất an toàn, chỉ đạo các địa phương không phát sinh thêm thủ tục trong quá trình hỗ trợ phục hồi sản xuất, trên nguyên tắc làan toàn đến đâu nới lỏng đến đó.
Hiện các sở, ngành, địa phương đang tiếp tục hành động quyết liệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN, góp phần thúc đẩy tăng trưởng với tinh thần sẻ chia. Cụ thể, tỉnh đã lập tổ công tác hỗ trợ DN khôi phục SXKD để tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các giải pháp, chính sách hỗ trợ, giúp DN phục hồi SXKD. Tổ công tác gồm 30 thành viên, do ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh là tổ trưởng; ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm tổ phó thường trực. Tổ công tác chủ động tiếp cận, nắm bắt, tiếp nhận thông tin, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của cá nhân, tổ chức, DN; lập kế hoạch, chỉ đạo các sở, ban, ngành vàUBND cấp huyện thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy SXKD cho DN trên địa bàn tỉnh.
Tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ
Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định chống dịch và duy trì phát triển kinh tế là hai “mặt trận” song hành. Bình Dương luôn xác định “sức khỏe” của DN là yếu tố hàng đầu, quyết định đến khả năng phục hồi của nền kinh tế. Lãnh đạo tỉnh cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ DN cùng nhau tiến lên, duy trì hoạt động SXKD, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng. Tuy nhiên, dịch bệnh dù đã được kiểm soát, song nguy cơ bùng phát vẫn cao nên tỉnh chủ trương mở lại sản xuất từng bước trên nguyên tắc bảo đảm an toàn, bảo vệ vững chắc thành quả chống dịch của tỉnh, cũng như bảo vệ sản xuất cho DN.
Nhằm bảo đảm nguồn lao động cho các DN được phép hoạt động trở lại, Bình Dương kêu gọi NLĐ ở lại để tiếp tục SXKD. NLĐ sẽ được ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19, tiếp cận việc làm, có thu nhập cho bản thân, gia đình, góp phần giữ vững chuỗi cung ứng sản xuất, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Trước mắt, đối với NLĐ khi đáp ứng đủ điều kiện lưu thông và có xác nhận xét nghiệm theo hướng dẫn của ngành y tế thì được phép lưu thông đến làm việc tại các cơ sở SXKD, DN đủ điều kiện hoạt động theo mô hình 3 xanh (gọi tắt làDN xanh) trên phạm vi toàn tỉnh. DN xanh giới thiệu NLĐ của mình với chính quyền địa phương nơi họ cư trú để được xác nhận nhằm phục vụ cho việc lưu thông (thủ tục, giấy xác nhận theo hướng dẫn của cơ quan chức năng).
Theo ông Võ Văn Minh, tỉnh sẽ tạo điều kiện đi lại cho NLĐ đến các nhà máy sản xuất trên nguyên tắc giữ vững an toàn. Đồng thời phối hợp với các tỉnh, thành trong khu vực thống nhất phương án lưu thông cho NLĐ và sẽ sớm đưa ra phương án cụ thể. Phía cộng đồng DN cần sớm có phương án tái sản xuất để các ngành kiểm tra tính an toàn, từng bước mở cửa trở lại sản xuất trong tình hình mới.
“Để NLĐ yên tâm ở lại tiếp tục SXKD, duy trì chuỗi cung ứng, tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương có giải pháp phát huy, động viên hiệu quả hơn nữa các nguồn lực của cộng đồng, DN, người dân, hỗ trợ các nhóm đối tượng yếu thế, dễ tổn thương, góp phần bảo đảm an sinh xã hội; xây dựng kế hoạch đón NLĐ trở lại Bình Dương để tham gia hoạt động sản xuất nhằm tránh để thiếu hụt, đứt gãy chuỗi cung ứng lao động. Trong đó, giải pháp trước mắt là phải tiêm vắc xin đầy đủ cho NLĐ, tuyên truyền để NLĐ và cả gia đình họ đồng thuận, phối hợp tổ chức đưa đón NLĐ an toàn trở lại làm việc. DN cần công khai công bố tiền lương, tiền làm thêm giờ để bù đắp phần lo lắng của NLĐ khi quay trở lại làm việc. Ngoài ra, khu, cụm công nghiệp và DN tiếp tục ưu tiên đầu tư trạm y tế lưu động, bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho NLĐ, chủ động thích ứng, đối phó khi xảy ra dịch bệnh”, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết.
Ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ nhằm hỗ trợ DN khôi phục sản xuất, bao gồm: Hỗ trợ tín dụng, thực hiện các chính sách thuế - bảo hiểm xã hội, các chính sách về lao động, tiếp cận thị trường, tổ chức lại hoạt động SXKD theo lộ trình cụ thể. Các sở, ngành sẽ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ DN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ; gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuế đất trong năm 2021. Đồng thời, các sở, ngành tiếp tục thống kê tình hình lao động, xử lý, giải quyết các vướng mắc về lao động trong các DN và có giải pháp để động viên tinh thần của NLĐ; đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ DN phục hồi sau giãn cách, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa. Ông Bùi Minh Trí, Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh: Trong các KCN trên địa bàn tỉnh có khoảng 3.200 DN đã đăng ký và đang hoạt động theo phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” và “3 xanh”, với hơn 265.000 lao động. Các KCN tỉnh đang lên kế hoạch phục hồi kinh tế trên nguyên tắc an toàn, linh hoạt theo kết quả phòng, chống dịch bệnh Covid-19, dần trở lại với trạng thái bình thường mới để tiến tới mở lại toàn bộ hoạt động SXKD. Các DN trong tỉnh đang quyết tâm không để đứt gãy chuỗi sản xuất cung ứng, vừa cố gắng giữ chân NLĐ. Nhiều DN khẳng định “lực lượng lao động là vốn quý nhất của DN” và xác định tiêm vắc xin vẫn là biện pháp phòng thủ tốt nhất để DN hoạt động trở lại. Hiện Ban Quản lý KCN đang ưu tiên phối hợp với các địa phương để đón chuyên gia, NLĐ quay lại làm việc; tiếp tục phối hợp để tổ chức tiêm vắc xin mũi 2 cho tất cả NLĐ; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh khảo sát nhu cầu tuyển dụng của các DN để nắm bắt nhu cầu, hướng tới sống chung với dịch bệnh, ổn định sản xuất lâu dài. Bà Phạm Thị Tuyết Nhung, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam (TP.Dĩ An): Hiện công ty đang chuẩn bị bố trí cho khoảng 80% NLĐ trở lại làm việc. Trong thời gian giãn cách, để giữ chân NLĐ, DN vẫn trả 70% tổng thu nhập cho NLĐ không tham gia sản xuất, nhằm hỗ trợ NLĐ có tiền trang trải cuộc sống tối thiểu. Sau dịch, nếu NLĐ về quê chưa trở lại được mà có liên hệ với công ty thì sẽ được tính vào nghỉ phép năm. Tùy theo tình hình, nếu được phép thì công ty sẽ có kế hoạch đón NLĐ ở quê trở lại với DN để gắn bó lâu dài. |
NGỌC THANH