Nỗ lực đưa ngành du lịch Bình Dương “cất cánh” - Kỳ cuối

Cập nhật: 07-03-2017 | 22:53:14

Kỳ cuối: Phát triển ngành du lịch xứng tầm

 Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch (DL) trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X và Quy hoạch phát triển DL tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngành DL tỉnh nhà sẽ huy động mọi nguồn lực để phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

 Việc xã hội hóa và mời gọi các doanh nghiệp, người dân đầu tư vào ngành DL sẽ thúc đẩy DL của Bình Dương phát triển mạnh hơn. Trong ảnh: Đua ngựa tại Khu du lịch Đại Nam. Ảnh: HOÀNG PHẠM

 Đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng

Trong thời gian qua, thực hiện các chính sách đẩy mạnh phát triển DL của Trung ương, của ngành và địa phương, cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển DL của tỉnh nhà đã được đẩy mạnh, từng bước tạo được sự kết nối giữa các điểm DL. Theo Quy hoạch phát triển DL tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bình Dương sẽ đầu tư các tuyến DL liên tỉnh, liên khu vực gồm tuyến theo Quốc lộ 13, tuyến theo đường ĐT741 - 742, tuyến theo đường Hồ Chí Minh; tuyến DL nội tỉnh gồm tuyến theo đường ĐT744, tuyến theo đường ĐT746 - 747 và các tuyến DL đường sông trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Bé. Ngoài ra, Bình Dương cũng dành quỹ đất cho các dự án DL ưu tiên đến năm 2020 là 1.400 ha.

Tại TX.Thuận An, thực hiện Chương trình hành động số 07- CTr/TU ngày 15-8-2011 của Thị ủy Thuận An về đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng gắn với cải tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả vườn cây ăn trái đặc sản để phát triển DL các xã, phường ven sông Sài Gòn đến năm 2015, thị xã đã xác định phát triển giao thông làm tiền đề cho sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác. Cùng với đó, thị xã đã đầu tư nâng cấp một số tuyến đường, trục giao thông nông thôn trong khu vực để vừa phục vụ nhu cầu đi lại vừa phát triển DL sinh thái.

“Việc nâng cấp một số tuyến đường đã nối liền hệ thống đường liên xã, phường và liên ấp ra tuyến đê bao ven sông Sài Gòn, góp phần phát triển DL miệt vườn của thị xã và kết nối giữa các điểm DL trên địa bàn thị xã như Khu du lịch Cầu Ngang, Khu du lịch Dìn Ký, đình Phú Long, các nhà vườn tại Bình Nhâm, Hưng Định, An Sơn, An Thạnh…”, ông Trương Công Thạch, Phó Trưởng phòng Kinh tế TX.Thuận An cho biết.

Huy động tốt nguồn vốn

Đểgiải quyết nhu cầu đầu tưlớn, bảo đảm sựphát triển của ngành DL tỉnh nhà, theo các ngành chức năng, vấn đề đặt ra ở đây là cần có nguồn vốn đầu tư kịp thời. Giải pháp về vốn có thểhuy động từnhiều nguồn nhưvốn xây dựng cơbản, sựnghiệp kinh tế, vốn hỗ trợphát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư nước ngoài (FDI), hợp tác quốc tế, vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua xã hội hóa...

Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) cho biết, đối với lĩnh vực DL, trong giai đoạn 2016-2020 tỉnh có nhu cầu khoảng 6.300 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước chiếm từ 15 - 20%, phần còn lại là từ nguồn vốn kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia, vốn FDI. Về giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư vào DL, Bình Dương đã và đang xây dựng cơ chế thông thoáng, hành chính “một cửa” để thu hút các dự án đầu tư vào ngành DL; đồng thời có những ưu đãi riêng cho ngành DL; cùng với đó chú trọng các hình thức đầu tưmới, gắn quyền lợi với trách nhiệm của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, ngành DL của tỉnh đang tăng cường liên doanh trong nước đểxây dựng các khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển hành khách; khuyến khích các doanh nghiệp tựđầu tưvào ngành DL đểnâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm DL. Ngành cũng sẽ tiếp tục mời gọi các thành phần kinh tế, người dân tham gia đầu tưvào các khu DL, khách sạn góp phần cho ngành DL tỉnh nhà phát triển mạnh mẽ hơn.

Theo ông Võ Văn Nở, Trưởng phòng Quản lý du lịch, Sở VH-TT&DL, cùng với chính sách hỗtrợ của Nhà nước trong việc phát triển DL, việc xã hội hóa hoạt động DL sẽ được ngành DL tỉnh nhà triển khai theo hướng mời gọi, khuyến khích đầu tư. Vừa qua, Khu du lịch Đại Nam đã đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác một phần của dự án trường đua đa năng với tổng vốn đầu tư hơn 100 triệu USD. Kết quả này cho thấy, việc xã hội hóa hoạt động DL của tỉnh nhà đã được các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia tích cực.

Tăng cường hợp tác để phát triển

Sau khi Quy hoạch phát triển DL tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt, Sở VH-TT&DL tiếp tục tham mưu cho tỉnh xây dựng 2 đề án gồm Đề án Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bình Dương đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và Đề án Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch Bình Dương giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020. 2 đề án này đã được tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1878/QĐ- UBND và Quyết định số 1877/ QĐ-UBND ngày 1-8-2013.

Trên cơ sở quy hoạch và các đề án phát triển ngành DL đã được phê duyệt, Sở VH-TT&DL cùng các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh triển khai các cụm DL trong định hướng không gian quy hoạch. Cụ thể như Sở VH-TT&DL chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành có liên quan và UBND TX.Thuận An tổchức Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín” các năm 2013, 2015…; tổchức các đoàn Famtrip (DL tìm hiểu, làm quen, tiếp thị), hội thảo xúc tiến DL; tham gia các hội chợ DL, hội chợ ẩm thực... Ông Nguyễn Đức Minh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến DL tỉnh cho biết, việc tổchức các đoàn Famtrip giới thiệu các điểm đến DL của Bình Dương nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp DL trong tỉnh tiếp xúc với các công ty lữ hành, các báo, đài trong và ngoài tỉnh để giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ của mình. Từ đó các đơn vị kinh doanh lữ hành thiết kế xây dựng tour, tuyến chào bán cho khách DL nhằm đa dạng hóa sản phẩm DL để thu hút du khách đến với tỉnh nhà.

Bên cạnh đó, Sở VH-TT&DL còn ký kết chương trình hợp tác phát triển DL với Sở VH-TT&DL tỉnh Đồng Nai, Sở DL TP.Hồ Chí Minh, Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu… nhằm liên kết phát triển DL trong thời gian tới.

 Đến nay trên địa bàn tỉnh có 237 cơ sở lưu trú hoạt động theo loại hình tổ chức (với 6.260 phòng), 296 cơ sởlưu trú hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh cá thể (với 4.060 phòng); tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 1.800 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 111 khách sạn, nhà nghỉ được công nhận hạng, trong đó có 30 khách sạn xếp hạng từ 1 - 5 sao với 1.341 phòng và 81 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kinh doanh DL với 1.459 phòng. Tỷlệ sử dụng phòng bình quân 55 - 60%; trong đó khách sạn 5 sao đạt khoảng 70%, khách sạn 3 sao đạt khoảng 60%, khách sạn 1 -2 sao đạt khoảng 60%, nhà nghỉ hơn 50%.

Trong giai đoạn 2016-2020, cùng với việc tập trung phát triển các loại hình DL như DL kết hợp tổchức sự kiện, DL sinh thái, DL văn hóa truyền thống… ngành DL tỉnh nhà cũng đẩy mạnh giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển văn hóa - DL với các nước đã có mối quan hệ với Việt Nam và các địa phương kết nghĩa với Bình Dương như tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản), 2 thành phố Busan, Daejeon (Hàn Quốc)…

HOÀNG PHẠM

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=331
Quay lên trên