Theo đó, chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc được
áp dụng đối với giám định trên người sống và trên tử thi trong lĩnh vực pháp y.
Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định trên người sống được quy định
như sau: Mức 160.000 đồng/nội dung yêu cầu giám định đối với khám chuyên khoa
sâu ở các chuyên khoa; mức 200.000 đồng/nội dung yêu cầu giám định đối với khám
tổng quát; mức 300.000 đồng/nội dung yêu cầu giám định đối với trường hợp hội
chẩn chuyên môn sâu do người giám định tư pháp là chuyên gia ở các chuyên khoa
thực hiện.
Pháp y là lĩnh vực
giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, đến sự
thật của vụ việc nên bác sĩ không được phép sai sót. Trong ảnh: Các bác sĩ pháp
y của Viện Pháp y Quốc gia phẫu tích (mổ giám định) tử thi một vụ tai nạn máy
bayMức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định tử thi mà
không mổ tử thi và tử thi không được bảo quản theo đúng quy chuẩn hoặc ở trạng
thái thối rữa tự nhiên được quy định như sau: Mức 600.000 đồng/tử thi đối với
người chết trong vòng 48 giờ; mức 800.000 đồng/tử thi đối với người chết ngoài
48 giờ đến 7 ngày; mức 1.000.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày. Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định mổ tử thi mà
tử thi không được bảo quản theo đúng quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự
nhiên được quy định như sau: Mức 1.500.000 đồng/tử thi đối với người chết trong
vòng 48 giờ; mức 2.500.000 đồng/tử thi đối với người chết ngoài 48 giờ đến 7
ngày; mức 3.000.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày; mức 4.500.000 đồng/tử
thi đối với người chết quá 7 ngày và phải khai quật. Trong trường hợp tử thi được
bảo quản theo đúng quy chuẩn do Bộ Y tế ban hành thì người giám định tư pháp được
hưởng 75% mức bồi dưỡng giám định tương ứng. Người giúp việc cho người giám định tư pháp được hưởng bằng
70% mức bồi dưỡng mà người giám định tư pháp được hưởng. Điều tra viên, kiểm
sát viên, thẩm phán được hưởng bằng 30% mức bồi dưỡng mà người giám định tư
pháp được hưởng. M.TRÍ