Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng- Bài 6

Cập nhật: 18-12-2019 | 08:04:43

Bài 6: Sự ra đời của Chi đội 1 - Giải phóng quân Nam bộ

Đại tá Hồ Văn Nam kể lại những câu chuyện về lực lượng vũ trang Bình Dương trong những ngày mới thành lập với phóng viên. Ảnh: QUỐC CHIẾN

Ngày 25-11-1945, tại đền An Quới, xã An Sơn, quận Lái Thiêu (nay là TX.Thuận An), Chi đội 1 - Giải phóng quân Nam b ộchính thức được thành lập. Từ đây, đánh dấu sự hình thành của lực lượng vũ trang (LL VT) Bình Dương, lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân đánh giặc, giải phóng quê hương, bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 74 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT tỉnh luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, xứng đáng với truyền thống “Trung dũng, kiên cường - Chủ động, sáng tạo - Đoàn kết, quyết thắng”.

Ra đời để bảo vệ cơ sở Đảng

Hòa trong không khí kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, chúng tôi có dịp gặp lại những nhân vật lịch sử để tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của LLVT Bình Dương. Ngay từ khi được thành lập, LLVT tỉnh đã không ngừng phát huy bản chất tốt đẹp, vừa xây dựng, vừa chiến đấu vàtrưởng thành. Từng cán bộ, chiến sĩ đã bám đất, bám làng lập nên nhiều chiến công vang dội, xây dựng nên truyền thống “Trung dũng, kiên cường - Chủđộng, sáng tạo - Đoàn kết, quyết thắng”.

Chúng tôi trở lại thăm nhàđại táHồ Văn Nam, nguyên Chính ủy Bộ Chỉhuy Quân sự tỉnh Sông Bé (nay làBình Dương) ở phường Chánh Mỹ (TP.Thủ Dầu Một). Ông Nam cho biết trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ông đã gia nhập lực lượng Thanh niên Tiền phong (TNTP) ở TX.ThủDầu Một. Ngày 25-8-1945, ông cũng tham gia lực lượng xuống đường giành chính quyền, giải phóng ThủDầu Một. Vài tháng sau Cách mạng Tháng Tám, ông được đưa vềđịa phương, rồi tham gia làm liên lạc ở xã. Tuy nhiên, với bản lĩnh của một thanh niên muốn cống hiến, ông đăng ký tham gia bộ đội. Đến năm 1947, ông chính thức nhập ngũ; tham gia vào Trung đội 2, Đại đội 2 thuộc Chi đội 1. Không còn khỏe vànói được nhiều như những lần trước, nhưng những tài liệu đại táHồ Văn Nam cung cấp cho chúng tôi vô cùng quý giá.

Theo các tài liệu còn ghi lại, tại vùng đất Bình Dương (bao gồm một số địa phương thuộc tỉnh ThủDầu Một vàtỉnh Biên Hòa xưa). Ngay sau khi Đảng ra đời, các nhóm tự vệbán vũ trang cũng được thành lập. Các đơn vịbán vũ trang này đã dùng vũ lực đểchống địch đàn áp, bắt bớ, bảo vệnhững người biểu tình đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh, dân chủtrong những năm 1930-1935, 1936-1939.

Mùa thu năm 1940, thực hiện chủtrương của Xứ ủy Nam kỳ vềviệc chuẩn bịkhởi nghĩa trong toàn xứ, các địa phương trong tỉnh đã ráo riết thành lập Ủy ban khởi nghĩa các cấp, xây dựng LLVT, rèn đúc, mua sắm vũ khí. Tuy nhiên, do khởi nghĩa Nam kỳ diễn ra trong điều kiện chưa chín muồi vàbịlộ từ trước nên cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bịdập tắt, cán bộcách mạng bị đàn áp… Từ tháng 3-1943, tổ chức Đảng vàphong trào cách mạng của ThủDầu Một dần hồi phục, lần lượt các đơn vịvũ trang được tái lập ở các địa phương. Các đơn vịvũ trang tự trang bịvũ khíbằng nhiều cách, như lấy từ kho vũ khícủa địch, mua hoặc đổi bằng lương thực, tước súng của bọn lính… Giữa năm 1945, phong trào TNTP ra đời ở Sài Gòn vàcác tỉnh lân cận, thu hút hàng vạn thanh niên vào tổ chức bán vũ trang yêu nước. Và, trong tháng 5-1945, lực lượng TNTP ThủDầu Một cũng được thành lập.

Trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945, các đơn vịtự vệ, thanh niên cứu quốc, TNTP trở thành LLVT nòng cốt. Các đơn vịvũ trang của tỉnh ngày ấy tuy chưa được trang bịkiến thức quân sự, thiếu kinh nghiệm chiến đấu, vũ khíít ỏi, thô sơ, chủyếu làtầm vông, giáo mác nhưng cán bộ, chiến sĩ trong các lực lượng này hừng hực ý chíchiến đấu, sẵn sàng hy sinh vìnền độc lập dân tộc. Cóthểnói, đây lànhững đơn vịvũ trang đầu tiên đặt nền móng cơ sở cho việc xây dựng LLVT cách mạng trên địa bàn tỉnh sau này.

Chi đội 1 - Giải phóng quân Nam bộ

Đại táHồ Văn Nam cho biết sau Cách mạng Tháng Tám, LLVT của tỉnh ThủDầu Một cần được tổ chức vàchỉhuy thống nhất đểtạo thành sức mạnh mới to lớn hơn. Đầu tháng 11-1945, tại một cuộc họp ở sở cao su nhỏ của Hội đồng Cần, thuộc xã Tân Định (phường Tân Định, TX.Bến Cát ngày nay), đồng chí Nguyễn Bình, đặc phái viên quân sự Trung ương được cửvào Nam bộ vàđồng chí Huỳnh Kim Trương, Ủy viên quân sự tỉnh ThủDầu Một đã bàn bạc, thống nhất chủtrương thành lập ngay một đơn vịvũ trang tập trung trên cơ sở thống nhất các LLVT trong tỉnh, lấy tên làChi đội 1. Ngày 20-11-1945, Hội nghịquân sự tại An Phúxã (Hóc Môn) đã công nhận Chi đội giải phóng quân của tỉnh ThủDầu Một với phiên hiệu Chi đội 1 - Giải phóng quân Nam bộ.

Thực hiện Nghịquyết hội nghịquân sự tại An Phúxã, ngày 25-11-1945, Chi đội 1 - Giải phóng quân Nam bộ chính thức được thành lập tại đền An Quới, xã An Sơn, quận Lái Thiêu (nay làxãAn Sơn, TX.Thuận An). Quân số lúc mới thành lập là800 cán bộ, chiến sĩ. Vũ khígồm 80 súng trường, 10 súng phóng lựu, 10 súng máy vànhiều đạn dược khác. Chi đội 1 được biên chế thành 3 đại đội, trong đóĐại đội 1 phụ trách vùng Lái Thiêu; Đại đội 2 vùng Châu Thành vàTX.ThủDầu Một; Đại đội 3 phụ trách Bến Cát vàHớn Quản. Ngoài các đại đội trực thuộc, Chi đội 1 còn cócác bộ phận chuyên môn như: Văn phòng chi đội vàKhối Hậu cần, Ban Quân nhu, Ban Quân y, Ban Tài chính, Ban Quân giới, Ban Giao thông liên lạc. Chi đội 1 - Giải phóng quân Nam bộ của tỉnh ThủDầu Một làtổ chức vũ trang cách mạng đầu tiên ở miền Đông Nam bộ do Đảng tổ chức xây dựng sau Cách mạng Tháng Tám 1945, làđơn vịvũ trang tập trung được thành lập sớm nhất ở Nam bộ.

Theo đại táHồ Văn Nam, Chi đội 1 - Giải phóng quân Nam bộra đời cóý nghĩa to lớn, đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của các đơn vịvũ trang được tổ chức chặt chẽ, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chi đội 1 không những đáp ứng nhiệm vụ chiến đấu tại địa phương màcòn thúc đẩy, hỗ trợcho lực lượng dân quân, du kích ngày càng phát triển, tạo thành sức mạnh tổng hợp của lực lượng ba thứ quân, đánh địch trên khắp địa bàn tỉnh. Bản thân Chi đội 1 làhình ảnh thu nhỏ của khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đủcả Bắc - Trung - Nam, các thành phần từ công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, viên chức, người Hoa…

Trong quá trình tìm hiểu về lịch sử LLVT Bình Dương, chúng tôi càng thấy tự hào hơn khi biết rằng, Chi đội 1 được gắn liền với tên tuổi Đại tướng Lê Đức Anh. Ngày ấy, ông làChính trịviên Chi đội 1. Đại táHồ Văn Nam, nói: “Chi đội 1 đã cónhiều chiến công hiển hách, làm nức lòng người dân vàcán bộ, chiến sĩ trong chi đội; trong đóphải kểđến vai trò của Đại tướng Lê Đức Anh, Chính trịviên Chi đội 1. Một trong những trận đánh tiêu biểu của Chi đội 1 trong những ngày đầu mới thành lập làphátan “Chiến khu ma” của Chính phủ“Nam kỳ tự trị” Lê Văn Hoạch tại Bình Quới Tây tháng 12-1947, một xã nằm ở ven đô Sài Gòn - Gia Định (khu Thanh Đa ngày nay)”. (còn tiếp)

Theo đại tá Hồ Văn Nam, Chi đội 1 - Giải phóng quân Nam bộra đời cóý nghĩa to lớn, đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của các đơn vị vũ trang được tổ chức chặt chẽ, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chi đội 1 không những đáp ứng nhiệm vụ chiến đấu tại địa phương mà còn thúc đẩy, hỗ trợ cho lực lượng dân quân, du kích ngày càng phát triển, tạo thành sức mạnh tổng hợp của lực lượng ba thứ quân, đánh địch trên khắp địa bàn tỉnh. Bản thân Chi đội 1 là hình ảnh thu nhỏ của khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đủ cảBắc - Trung - Nam, các thành phần từ công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, viên chức, người Hoa…

THU THẢO

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên