Biển đảo

Tại hội thảo quốc tế về Biển Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định việc tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi là nền tảng đảm bảo hòa bình và ổn định quốc tế .

Chiều 9-6, Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, Các tàu Kiểm ngư của Việt Nam tiếp tục kiên trì bám trụ tổ chức hoạt động đấu tranh với cường độ cao để phản đối và yêu  cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đồng thời luôn có mặt tại khu vực tàu cá của ngư dân Việt Nam hoạt động để hỗ trợ ngư dân yên tâm bám biển.

Chiều 7-6, tại Hà Nội, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết, bất chấp nỗ lực và thiện chí của Việt Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành vi hung hăng, ngang ngược gây ra những sự việc hết sức nghiêm trọng, leo thang căng thẳng ở Biển Đông.

Sáng 6-6, Thị ủy Dĩ An tổ chức hội nghị báo cáo thời sự chuyên đề về tình hình Biển Đông cho cán bộ, công chức, đảng viên và các đồng chí nguyên là lãnh đạo của thị xã qua các thời kỳ.

Trong những ngày qua, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã làm nhân dân trong nước, đồng bào ta ở nước ngoài và đông đảo bạn bè quốc tế vô cùng phẫn nộ. Đã có nhiều cuộc tuần hành của người dân trong và ngoài nước phản đối hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của nước ta và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

  Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu tại lễ míttinh. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)

Việt Nam hiện còn lưu giữ nhiều văn bản cấp Nhà nước chứng minh chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều sách điển chế, lịch sử, địa lý, nhiều bản đồ của Việt Nam và nước ngoài cũng ghi rõ việc xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Những bằng chứng đó mang đầy đủ giá trị lịch sử và pháp lý chứng minh mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

  Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình (Ảnh: Sơn Bách/Vietnam+)

 Ý thức về chủ quyền biển đảo đã được Nhà nước phong kiến Việt Nam rất quan tâm và được đưa vào sách dạy cho học trò. “Khải đồng thuyết ước” là sách dạy trẻ học vỡ lòng bằng chữ Hán thời vua Tự Đức, có vẽ về Hoàng Sa. Bản đồ Hoàng Sa trong “Khải đồng thuyết ước” có tên là Bản quốc địa đồ thuộc các trang 15-16 của sách. Trên bản đồ ghi vị trí các tỉnh, ngọn núi lớn từ cửa Nam Quan đến Biên Hòa, Vĩnh Long và những ghi chú số phủ, huyện, tổng, xã, phường, ấp, giáp, thuộc từng tỉnh. Phần ngoài biển đối diện với địa phận của Thừa Thiên và Quảng Nam trong bản đồ ghi chú về quần đảo Hoàng Sa với ba chữ Hoàng Sa Chử, có nghĩa là quần đảo Hoàng Sa.

Cuốn sách “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông” vừa được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam công bố. Sách do Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành, nằm trong chương trình nghiên cứu chung về biển Đông của hơn 50 cán bộ viện này trong hơn 10 năm qua. Bìa cuốn sách “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông”

 Ủng hộ bằng cả tấm lòng

Quay lên trên