Siết chặt quản lý dịch vụ internet
Cập nhật: 03-08-2013 | 00:00:00
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số
72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên
mạng. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá
nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo
đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin. Hiệu lực thi hành từ ngày 1-9-2013.Các hành vi bị cấm 1. Lợi dụng việc
cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích: a) Chống
lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền
chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn
giáo; b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội,
mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; c) Tiết lộ bí mật Nhà
nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp
luật quy định; d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức,
danh dự và nhân phẩm của cá nhân; đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa,
dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm
bị cấm; e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin
sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 2. Cản trở trái pháp
luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các
dịch vụ hợp pháp trên internet của tổ chức, cá nhân. 3. Cản trở trái pháp
luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, hoạt động
hợp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
4. Sử dụng trái phép
mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân
và tài nguyên internet. 5. Tạo đường dẫn
trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát
tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển
hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên internet. Xử lý tranh chấp tên miền 1. Tranh chấp về
đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” được giải quyết theo các hình
thức sau đây: a) Thông qua thương lượng, hòa giải; b) Thông qua trọng tài; c)
Khởi kiện tại tòa án. 2. Căn cứ giải quyết
tranh chấp tên miền theo yêu cầu của nguyên đơn: a) Tên miền tranh chấp trùng
hoặc giống đến mức nhầm lẫn với tên của nguyên đơn; trùng hoặc giống đến mức nhầm
lẫn với nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà nguyên đơn là người có
quyền hoặc lợi ích hợp pháp; b) Bị đơn không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp
liên quan đến tên miền đó; c) Bị đơn cho thuê hay chuyển giao tên miền cho
nguyên đơn là người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ trùng
hoặc giống đến mức gây nhầm lẫn với tên miền đó; cho thuê hay chuyển giao cho đối
thủ cạnh tranh của nguyên đơn vì lợi ích riêng hoặc để kiếm lời bất chính; d) Bị
đơn chiếm dụng, ngăn cản không cho nguyên đơn là người chủ của tên, nhãn hiệu
thương mại, nhãn hiệu dịch vụ đăng ký tên miền tương ứng với tên, nhãn hiệu
thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ đó nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh;
đ) Bị đơn sử dụng tên miền để hủy hoại danh tiếng của nguyên đơn, cản trở hoạt
động kinh doanh của nguyên đơn hoặc gây sự nhầm lẫn, gây mất lòng tin cho công
chúng đối với tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ của nguyên đơn nhằm
mục đích cạnh tranh không lành mạnh; e) Trường hợp khác chứng minh được việc bị
đơn sử dụng tên miền vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. 3. Bị đơn được coi
là có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền khi đáp ứng một trong những
điều kiện sau đây: a) Đã sử dụng hoặc có bằng chứng rõ ràng đang chuẩn bị sử dụng
tên miền hoặc tên tương ứng với tên miền đó liên quan đến việc cung cấp sản phẩm,
hàng hóa hoặc dịch vụ một cách thực sự trước khi có tranh chấp; b) Được công
chúng biết đến bởi tên miền đó cho dù không có quyền nhãn hiệu thương mại, nhãn
hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ; c) Đang sử dụng tên miền một cách hợp pháp
không liên quan tới thương mại hoặc sử dụng tên miền một cách chính đáng, không
vì mục đích thương mại hoặc làm cho công chúng hiểu sai hoặc nhầm lẫn, ảnh hưởng
tới tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ của nguyên
đơn; d) Có bằng chứng khác chứng minh được tính hợp pháp của bị đơn liên quan đến
tên miền. 4. Cơ quan quản lý
tên miền “.vn” xử lý tên miền có tranh chấp được thực hiện theo biên bản hòa giải
thành của các bên có tranh chấp hoặc theo quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
cơ quan Trọng tài hoặc theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa
án. Phân loại trang thông tin điện tử 1. Báo điện tử dưới
hình thức trang thông tin điện tử. 2. Trang thông tin
điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn
tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức,
thời gian đã đăng, phát thông tin đó. 3. Trang thông tin
điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ,
sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp. 4. Trang thông tin
điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập
thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của
chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp
thông tin tổng hợp. 5. Trang thông tin
điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ
thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa,
y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng
hợp.NGUYỄN PHÚC