Chương trình hỗ trợ
sinh kế và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người khuyết tật, trẻ mồ côi (Hội
Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi Việt Nam) đã góp phần tích cực vào việc giảm
nghèo, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho 18.000 lượt người khuyết tật và gần
2.000 lượt trẻ mồ côi. Trong ảnh: Trao tặng bò cho người khuyết tật để mưu sinh
1. Việc có nhiều
chính sách giảm nghèo trong thời gian qua là một thực tế do chúng ta luôn mong
muốn có thêm chính sách để hỗ trợ người nghèo, các chính sách được bổ sung
trong nhiều năm, do đó không tránh khỏi tình trạng tản mạn, có sự trùng lắp, một
số không còn phù hợp với thực tiễn hoặc lạc hậu do chậm được sửa đổi. Vì vậy cần
rà soát, gom lại thành hệ thống để dễ bao quát và tổ chức thực hiện, thuận lợi
cho cơ quan quản lý và người dân theo dõi, vận dụng. 2. Việc sửa đổi cơ chế, chính sách giảm nghèo là một quá
trình, vì vậy cần tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội; cần có lộ trình và tiến độ
thực hiện hợp lý, không cầu toàn, thực hiện từ thấp đến cao, không làm gián đoạn
các chính sách giảm nghèo hiện hành. Nếu phát hiện có sự chồng chéo về chính
sách cần đề xuất bãi bỏ hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp; Nếu chính sách thấy
quá bất hợp lý phải đề xuất để sửa đổi kịp thời, không để tạo ra lãng phí ngân
sách, kém hiệu quả. Việc thay đổi hẳn phương thức thực hiện chính sách giảm
nghèo là vấn đề lớn, lâu dài, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để thực hiện sau năm
2015. Về nguyên tắc, việc rà soát, sửa đổi các chính sách cơ bản không làm xáo
trộn hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành, cơ bản phải theo lĩnh vực, lấy mục
tiêu giảm nghèo làm trung tâm, trong đó có phân loại đối tượng theo thứ tự ưu
tiên: Đối tượng hộ nghèo dân tộc thiểu số rất ít người đặc biệt khó khăn, hộ
nghèo dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, hộ nghèo chung, hộ cận nghèo; từng bước
phân định rõ đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo. Việc sửa đổi chính sách giảm nghèo cần tính toán đến khả
năng cân đối ngân sách từ nay đến năm 2015. Vì vậy, trước mắt thực hiện việc sửa
đổi các chính sách quá bất hợp lý để bảo đảm sự công bằng, minh bạch; gom lại
các chính sách theo tính hệ thống, nhất là giảm bớt các thủ tục hành chính; việc
bổ sung, ban hành mới chính sách cần có lộ trình, phù hợp với khả năng cân đối
ngân sách nhà nước. 3. Về chính sách hỗ trợ sản xuất đối với hộ nghèo giao Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì rà soát các chính sách hỗ trợ sản
xuất cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số hiện hành; đề xuất xây dựng
chính sách hỗ trợ sản xuất chung đối với hộ nghèo sau năm 2015, trong đó có các
mức hỗ trợ ưu tiên cho hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo trên địa bàn các huyện, xã
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; trước mắt tiếp tục thực hiện các chính
sách hỗ trợ hiện hành theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. M.CHÂU