Tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp và tham tán thương mại tại nước ngoài

Cập nhật: 03-03-2018 | 11:00:45

Đẩy mạnh kết nối thông tin với các tham tán thương mại là vấn đề được các doanh nghiệp (DN) đặc biệt quan tâm. Chính vì thế, việc xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa DN và tham tán thương mại tại nước ngoài là điều kiện quan trọng giúp các DN có nhiều thuận lợi trong phát triển thị trường, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu.

 Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần May mặc Bình Dương. Ảnh: XUÂN THI

Doanh nghiệp còn thiếu thông tin

Phát biểu tại Hội nghị đối thoại tham tán thương mại năm 2018, với sự tham dự của lãnh đạo 12 tỉnh, thành khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, gần 200 DN và 65 đại diện tham tán thương mại tại các thị trường trên thế giới mới đây, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, năm 2017, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng trưởng mạnh và đạt hơn 200 tỷ USD. Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu vượt bậc như rau củ quả, thủy sản, may mặc, da giày, cao su, nhựa… đã tạo thêm niềm tin cho các DN trong thời gian tới. Kết quả này có được có đóng góp to lớn từ sự nỗ lực của DN và tham tán thương mại trong việc nâng cao năng lực sản xuất, nghiên cứu chính sách thương mại của các nước, giải quyết những tranh chấp thương mại như chống bán phá giá, tranh chấp thương mại…, từ đó hỗ trợ DN trong nước kết nối với DN nước ngoài.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của một số tham tán thương mại tại các thị trường vẫn còn chưa đáp ứng với kỳ vọng của DN. Lãnh đạo nhiều DN tại Bình Dương cho rằng, họ chưa có đủ thông tin về nhu cầu thị trường. Các DN chưa được tư vấn rõ về năng lực của các nhà nhập khẩu nên nhiều DN xuất khẩu trong nước chịu thiệt thòi trong hoạt động ký kết hợp đồng và thanh quyết toán đơn hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, khi DN liên lạc với tham tán thường gặp một số trục trặc, như thông tin phản hồi chậm, không nhận được phản hồi…, trong khi nhu cầu của DN rất cấp bách nên họ phải tính phương án khác.

Ông Trần Anh Vũ, Giám đốc Công ty gỗ Liên Thành (TX.Bến Cát) cho biết, đa số các DN gỗ khi muốn khai thác thị trường hay tìm hiểu khách hàng đều phải trực tiếp sang nước ngoài. Ông bày tỏ mong muốn sự hỗ trợ nhiều hơn từ các tham tán thương mại để tiết kiệm thời gian, chi phí và có những thông tin sát thực. Lãnh đạo nhiều DN khác trên địa bàn tỉnh đềxuất, tham tán thương mại ởcác nước nên tập trung thông tin vềnhững rào cản ởcác nước nhập khẩu, những thay đổi vềmặt chính sách cóthểtác động đến tình hình xuất nhập khẩu của DN, khuynh hướng thịtrường trong năm…

Hiện nay, sốlượng tham tán thương mại ởcác nước còn mỏng, các DN không thể kỳ vọng trong tiếp thị, bán hàng, chào giá... Đây lànhững vấn đềmà các DN khi muốn xuất khẩu phải tựlo liệu, bởi thực tếcác tham tán thương mại không cóđủthời gian đểlàm. Hiểu được vấn đề này, các DN trên địa bàn tỉnh chỉ mong muốn các tham tán thương mại hỗ trợ thông tin thị trường nhập khẩu nhanh hơn, dự báo hoặc thông tin sớm những thay đổi chính sách từ các thị trường nhập khẩu, thông tin về các hội chợ, triển lãm có uy tín để DN, hiệp hội ngành hàng có thể tham dự…

Điều mà các DN tại Bình Dương mong muốn nữa, khi nhận được thắc mắc từ các DN thông tin về các hiệp định thương mại tự do (FTA), thị trường, các tham tán trả lời kỹ từng vấn đề để DN dễ nắm bắt, bởi vì khi dịch từ sang tiếng Việt có những thông tin dài, dễ gây nhầm lẫn về quy định mới của các FTA. Nếu được hỗ trợ như vậy, các DN sẽ khắc phục được việc do thiếu thông tin, DN không thể tận dụng các cơ hội phát triển kinh doanh hoặc phải vướng vào những vấn đề kiện tụng, tranh chấp hoặc bị trả lại hàng, gây tổn thất lớn cho DN…

Cần có mối liên hệ mật thiết từ hai phía

Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công thương nhìn nhận, việc cung cấp thông tin của các tham tán thương mại tại một số thị trường còn chung chung, chất lượng kết nối giao thương chưa cao, chỉ dừng lại ở việc cung cấp địa chỉ; việc cung cấp sản phẩm, ngành hàng chưa thực hiện tương xứng. Điều này làm hạn chế hiệu quả nghiên cứu thị trường nước ngoài của DN. Do vậy, về phía vụ, sẽ rút kinh nghiệm, từ đó xây dựng định hướng hoạt động tốt hơn trong thời gian tới.

Theo ông Nguyễn Văn Dành, Giám đốc Sở Công thương, lãnh đạo sở luôn đánh giá cao vai trò hỗ trợ của các tham tán, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các DN trong nước, trong đó có Bình Dương. Sở Công thương đã nắm bắt được những khó khăn trong công tác kết nối giữa tham tán thương mại tại các nước với các DN địa phương và kỳ vọng của DN vào các tham tán. “Chúng tôi hiểu, vì nhân lực của các thương vụ còn hạn chế nên cũng khócóthểđáp ứng cùng lúc các yêu cầu của DN. Chúng tôi mong muốn các tham tán thương mại tiếp tục hỗ trợ các DN tại địa phương. Trong thời gian tới, Sở Công thương sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng nỗ lực kết nối DN và các tham tán để việc hỗ trợ thông tin nhanh, kịp thời, có những thông tin chính xác hơn về xu hướng thị trường để DN nắm bắt và có kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả”, ông Dành nói.

Tại hội nghị vừa qua, một số tham tán thương mại cho rằng, đểtiếp cận thịtrường xuất khẩu bền vững, các địa phương, DN cần chúýxây dựng chuỗi giátrịsản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu nhằm bảo đảm được yêu cầu vềchất lượng của các thịtrường. Bên cạnh đó, các DN cần xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, không nên vội vàng, kinh doanh theo kiểu “chụp giật” mànên tập trung vào việc xây dựng thương hiệu, lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Cùng với đó, ngoài việc hỗ trợ của tham tán, thương vụ, các DN cần chủ động tìm kiếm thông tin thị trường để việc xuất khẩu có hiệu quả hơn. Về thị trường, nhiều tham tán thương mại cho rằng các đơn hàng khẩn từ các thị trường nước ngoài rất nhỏ nên không thông báo với địa phương. Tuy nhiên, theo nhiều DN, đơn hàng khẩn lại chính là cơ hội để sản phẩm trong nước có thể xâm nhập và trụ vững tại thị trường nước ngoài.

TIỂU MY

 

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên