Sáng 29-7, tại Hà Nội, ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì cuộc họp trực tuyến với tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, An Giang nhằm nắm bắt tình hình, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất, nhập khẩu của các địa phương. Tham dự tại điểm cầu Bình Dương có ông Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành.
Bình Dương đã và đang tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển. Trong ảnh: Sản xuất tại Công ty
TNHH Nội thất Mê Kông, TP.Thủ Dầu Một. Ảnh: PHƯƠNG AN
Hỗ trợ doanh nghiệp
Báo cáo tại hội nghị, ông Lai Xuân Đạt, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương đã thông tin tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2023 và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo đó, tính đến ngày 15-7, tỉnh đã thu hút 52.472 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước đăng ký kinh doanh, tăng 16,5% so với cùng kỳ; lũy kế đến nay toàn tỉnh có 62.848 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 683.000 tỷ đồng. Thu hút đầu tư nước ngoài 976,9 triệu đô la Mỹ, lũy kế đến nay toàn tỉnh có 4.131 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 40 tỷ đô la Mỹ. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 2,65% so với cùng kỳnăm 2022. Tình hình xuất, nhập khẩu tiếp tục gặp nhiều khó khăn, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, các thị trường xuất khẩu chính tiếp tục giảm nhu cầu. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15,1 tỷ đô la Mỹ, giảm 17,4% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 10,78 tỷ đô la Mỹ, giảm 14,7% so với cùng kỳ.
Đánh giá cao những ý kiến, kiến nghị sát thực tế của các địa phương, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã thông tin làm rõ thêm các nội dung trả lời kiến nghị của các bộ, ngành. Đối với các vướng mắc trong cấp phép xây dựng, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu có giải pháp tháo gỡ, tham mưu, đề xuất Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch... cho phù hợp với thực tế. Về phát triển nhà ở xã hội, Bộ trưởng cho rằng đây là nhiệm vụ quan trọng của Bộ Xây dựng và các địa phương để chăm lo tốt hơn nữa đời sống của người lao động có thu nhập thấp, phấn đấu phát triển hơn 1 triệu căn nhà ở xã hội trong thời gian tới. |
Để hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phục hồi sản xuất, kinh doanh, thời gian qua UBND tỉnh đã triển khai các giải pháp về đầu tư phát triển hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tiếp cận vốn vay, tìm kiếm thị trường mới… theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Bên cạnh đó, Bình Dương đã xây dựng và thực hiện tốt cơ chế đối thoại, lắng nghe và chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp.
Phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân đầu tư công
Để đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, Bình Dương đã phối hợp các địa phương, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất triển khai các thủ tục đầu tư tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành; tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, xây dựng danh mục dự án giao thông ưu tiên bằng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021- 2025 và sau năm 2025...
Tính đến ngày 15-7, giá trị giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 của tỉnh là 6.712,5 tỷ đồng, đạt 30,8% kế hoạch tỉnh giao và 55,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. So với cùng kỳnăm 2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 thấp hơn, tuy nhiên giá trị giải ngân tuyệt đối đã vượt 2,34 lần.
Phấn đấu sớm đạt mục tiêu tỷ lệ giải ngân cả năm trên 95% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua UBND tỉnh tiếp tục đôn đốc, yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư bám sát các chỉ đạo của UBND tỉnh về đầu tư công ngay từ đầu năm. Đồng thời, tỉnh nhanh chóng triển khai các thủ tục thực hiện dự án, tập trung giải ngân vốn đền bù, giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm, các dự án có khả năng hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm.
Từ đầu năm 2023, Bình Dương đã quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các công trình trọng điểm để đẩy nhanh tiến độ. Trong ảnh: Một trong những đoạn tuyến của công trình đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng đã hoàn thành đúng tiến độ
Đề xuất nhiều giải pháp
Nêu các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, ông Lai Xuân Đạt, cho rằng hiện nay trên địa bàn tỉnh cónhiều dựán đầu tư (khu công nghiệp, khu nhàở, khu đô thị…) sau khi được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng, chủ đầu tư không kịp thời thực hiện thủ tục xin điều chỉnh diện tích, vị trí, mục đích sửdụng đất… dẫn đến khó khăn trong việc xác định nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp liên quan đến đất đai. Do đó, Bình Dương kiến nghịBộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc xác định nghĩa vụ tài chính và cho ý kiến về thời điểm xác định giáđất. Cụthểlàthời điểm UBND tỉnh ban hành quyết định điều chỉnh diện tích, vị trí, mục đích sửdụng đất để bảo đảm thống nhất trong việc thu tiền sửdụng đất, thuê đất đối với các trường hợp phải điều chỉnh diện tích, vị trí, mục đích sửdụng đất do thay đổi quy hoạch xây dựng chi tiết.
Để giải quyết các vướng mắc về xác định các khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp, Bình Dương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét, có văn bản chỉ đạo. Đối với vấn đề hoàn thiện việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt, Bình Dương kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét điều chỉnh, bổ sung quy định theo hướng các chủ đầu tư chỉ hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật thiết yếu theo quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch tổng mặt bằng được duyệt, như: Đường giao thông, các tuyến cấp điện, chiếu sáng, thông tin viễn thông, cấp thoát nước... bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.
PHƯƠNG LÊ