Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa tổ chức biểu dương, khen thưởng 133 tập thể và cá nhân tiêu biểu trong cả nước vì đã có thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” sau 2 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị. Công đoàn tỉnh Bình Dương vinh dự có 1 tập thể là Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH Compass II, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) I và cá nhân anh Nguyễn Tiến Giang, Công ty TNHH Sài Gòn Stec (VSIP II) được tuyên dương.
Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp
Trong những năm qua, Ban Chấp hành CĐCS Công ty TNHH Compass II luôn tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn hưởng ứng, tham gia các phong trào, hoạt động do công đoàn các cấp tổ chức. Trong đó, nổi bật là phong trào “Người tốt việc tốt - nhặt được của rơi hoàn trả lại” do CĐCS công ty phát động.
Với ý nghĩa thiết thực, nhân văn, phong trào đã thu hút được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo đoàn viên công đoàn và người lao động trong công ty. Cụ thể, trong 2 năm qua, Ban Chấp hành CĐCS công ty đã tiếp nhận 60 trường hợp nhặt được của rơi mang giao nộp cho cán bộ công đoàn để hoàn trả lại cho đồng nghiệp bị mất.
Anh Nguyễn Tiến Giang (bìa phải) và anh Nguyễn Duy Phương (bìa trái), Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Compass II tại hội nghị biểu dương do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức
Anh Nguyễn Duy Phương, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Compass II, cho biết để mô hình này hoạt động hiệu quả, kịp thời biểu dương đoàn viên nhặt được của rơi mang trảngười bị mất, Ban Chấp hành CĐCS đã cân đối nguồn tài chính hoạt động, đồng thời đề xuất và được Ban giám đốc chấp thuận trích 2% theo lương cơ bản/người lao động để lập quỹ khen thưởng.
“Nhờcó nguồn quỹ, chúng tôi đã xây dựng những mức khen thưởng cho người nhặt được của rơi, trảlại cho người bị mất, tùy vào giá trị của vật dụng nhặt được mà có mức khen thưởng tương xứng, thấp nhất là 300.000 đồng/lần và cao nhất là 2 triệu đồng/lần. Đồng thời, CĐCS công ty còn tặng giấy khen cho những trường hợp có hành động cao đẹp này…”, anh Nguyễn Duy Phương cho hay.
Theo CĐCS công ty, hoạt động này không chỉ mang lại hiệu ứng tích cực trong công ty mà còn lan tỏa ra bên ngoài xã hội. Đã có nhiều người lao động nhặt được của rơi như điện thoại, túi xách, nữ trang, giấy tờ..., ngay lập tức họ tìm đến CĐCS công ty nhờliên hệgiúp với chính quyền địa phương để trảlại cho người bị mất mà không nhận tiền thưởng, chỉ nhận giấy khen.
Cùng với phong trào này, Ban Chấp hành CĐCS công ty còn triển khai thực hiện mô hình “Tương thân, tương ái”, vận động đoàn viên, người lao động chung tay góp sức giúp đỡ cho các trường hợp đồng nghiệp có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn… Thời gian qua, nhiều trường hợp công nhân có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn... đã nhận được hỗ trợ, vượt qua giai đoạn khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống.
Không ngừng nỗ lực sáng tạo
Với anh Nguyễn Tiến Giang, quyền Trưởng bộ phận kỹ thuật Công ty TNHH Sài Gòn Stec, học tập và làm theo Bác được gắn với việc làm thiết thực hàng ngày, không ngừng nỗ lực, phát huy sáng kiến để cải tiến máy móc thiết bị nâng cao năng suất lao động, mang lại hiệu quảtrong sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Đơn cử, trong giai đoạn 2021- 2023, anh Giang được phân công quản lý các quy trình thử nghiệm cho hai sản phẩm mới của công ty, với yêu cầu tỷ lệhàng đạt 96,5% trở lên trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt. Bằng tinh thần lao động sáng tạo, anh đã cùng tập thể bộ phận, kết hợp với các bộ phận liên quan cho ra đời sáng kiến “Lắp đặt thêm thiết bị kiểm tra dị vật trên cảm biến để có biện pháp tăng cường loại bỏ dị vật trước khi lưu động ở các công đoạn chính”.
Bên cạnh đó, đề tài sáng kiến “Thay đổi phương pháp sấy từ magazine sang sấy chồng khay công đoạn AA: số20K-021/ GCN-ĐACT” của anh cũng góp phần làm lợi cho công ty. Anh Giang giải thích, do kích thước hình dạng con hàng lớn hơn, dẫn đến sốlượng hàng trên một khay giảm phân nửa so với mã hàng trước đó. Đây là một thách thức lớn, nếu vẫn giữ nguyên cách sấy bằng magazine hiện tại sẽ phải tăng số lượng lò sấy lên gấp hai lần. Tuy nhiên, khó khăn do thiết kế nhà xưởng cốđịnh nên bài toán đặt ra là phải làm sao sản xuất full capa mà vẫn không cần thêm lò. Để thay đổi được phương pháp sấy thì bắt buộc phải thay đổi thiết kế khay, từ khay không có các lỗ sang khay có lỗ, để khi sấy, luồng không khí nóng lưu thông đến hàng được sấy dễ dàng hơn (do mỗi lần sấy phải chồng 3 khay hàng). Và, để xác nhận nhiệt phân bổ đồng đều đến tất cả con hàng, cần phải đo profile nhiệt độ ở nhiều vị trí khay và ở các tầng của lò sấy.
Sáng kiến thay đổi phương pháp sấy này của anh đã cho kết quả cải thiện ngoài mong đợi: Sốlượng lò sấy giảm 14 lò so với phương pháp thông thường; thời gian thao tác sấy giảm 703,5 giờ/ tháng; số lượng hàng hư ngoại quan giảm 0,30%; năm 2019, tổng giá trị làm lợi, tiết kiệm gần 70.000 USD/tháng; năm 2020, làm lợi cho công ty trên 440.000 USD/tháng và tiết kiệm được 14 lò sấy...
KHÁNH PHONG - HOÀNG TRUNG