Kỳ 24: Bảo đảm phát triển bền vững
Trong quá trình phát triển, Bình Dương luôn chú trọng việc bảo vệ môi trường (BVMT), ưu tiên thu hút những dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, ít thâm dụng lao động, ít dùng tài nguyên khoáng sản…
Bình Dương định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Trong ảnh: Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore I (TX.Thuận An) là một trong những khu công nghiệp được đầu tư bài bản về hệ thống xử lý nước thải BVMT Ảnh: QUỐC CHIẾN
Đầu tư hàng ngàn tỷ đồng bảo vệ môi trường
Trong giai đoạn 2011-2015, tổng vốn đầu tư đãgiải ngân cho các công trình phục vụcông tác BVMT trong toàn tỉnh là 3.626 tỷ đồng. Bình Dương là địa phương thu hút rất tốt vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để phục vụcông tác bảo vệvà nâng cao chất lượng môi trường. Riêng giai đoạn 2011- 2015, vốn ODA phục vụcho công tác BVMT của tỉnh đạt 2.056 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hồng Nguyên, PhóGiám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, giai đoạn 2016-2020, một trong những nhiệm vụđang được tỉnh Bình Dương thực thi trong công tác BVMT đólà đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệthông tin, khoa học - kỹ thuật vào quản lýmôi trường nhằm nâng cao năng lực quan trắc thông tin môi trường, kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải để cóbiện pháp kiểm soát, xử lýkhắc phục ô nhiễm kịp thời. Trong giai đoạn mới, Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển công nghiệp cóhàm lượng giátrị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng tối đa. Bình Dương sẽ không tiếp nhận những dự án cókhảnăng gây ô nhiễm môi trường; đồng thời hạn chếbố trí các dự án sản xuất công nghiệp ở những khu vực chưa cóhệthống hạ tầng thoát nước.
Nguồn kinh phí cho công tác BVMT của Bình Dương cho giai đoạn 2016-2020 dự kiến gần 13.230 tỷ đồng. Giai đoạn này, Bình Dương sẽ phải tập trung đẩy nhanh cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần xây dựng thành công thành phố Bình Dương văn minh, xanh - sạch - đẹp. Qua đócũng cho thấy, Bình Dương không chọn lựa con đường phát triển bằng mọi giá.
Công nghiệp xanh, thành phố xanh
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015- 2020) đãnêu rõ, nâng cao chất lượng tăng trưởng và tăng quy mô nền kinh tếchính là một trong những nhiệm vụtrọng tâm của tỉnh nhà trong giai đoạn mới. Bình Dương sẽ giải quyết hài hòa mối quan hệgiữa tăng trưởng kinh tếvà phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xãhội, thân thiện với môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Nắm bắt được xu thếvà tận dụng được lợi thếcủa địa phương đi sau, Bình Dương đãchuyển hướng thu hút đầu tư cóchọn lọc. Theo đó, tỉnh ưu tiên phát triển công nghiệp cóhàm lượng giátrị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng, giảm dần các ngành nghề sử dụng nhiều tài nguyên khoáng sản. Bên cạnh đó, tỉnh ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp phụtrợ. Bình Dương sẽ sớm hoàn thành quy hoạch phát triển nguyên phụliệu và công nghiệp phụtrợ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh vào lĩnh vực này. Cùng với đó, tỉnh chú trọng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện, điện tử, viễn thông - tin học, cơ khí, hóa chất… Bình Dương sẽ phát triển công nghiệp ở phía nam theo hướng tăng sản phẩm công nghiệp cóhàm lượng công nghệcao, tăng giátrị gia tăng sản phẩm, sử dụng ít lao động và giảm thiểu tối đa những tác động đến môi trường. Đối với các khu công nghiệp ở phía bắc của tỉnh sẽ phát triển góp phần tích cực vào nhiệm vụxây dựng thành công nông thôn mới…
Để hướng đến một đô thị công nghiệp sạch, Bình Dương cũng đãđầu tư, xây dựng hệthống quan trắc tự động, cókhảnăng giám sát đến 40% lượng nước thải công nghiệp. Hiện nay, các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh đều thực hiện đấu nối, xảthải theo quy định. Bên cạnh đó, hệthống thu gom chất thải được triển khai đồng bộ, trong đóhệthống xử lýchất thải tập trung tại TP.ThủDầu Một đãđi vào hoạt động thử nghiệm. Ngoài ra, kếhoạch di dời các cơ sở sản xuất gốm sứ ra khỏi nội ô đãđược tỉnh thực hiện quyết liệt.
Theo định hướng, Bình Dương sẽ không phát triển công nghiệp tại khu vực phía nam của tỉnh; đồng thời chuyển đổi dần công năng các khu công nghiệp tại đây thành các khu dịch vụ, trung tâm khoa học - công nghệ, kỹ thuật cao, tạo ra giátrị gia tăng lớn, ít gây tác động đến môi trường và điều quan trọng là nhằm nâng dần tỷ trọng kinh tếdịch vụtrong cơ cấu GDP. Theo nguyên tắc, một đô thị công nghiệp sạch phải gắn liền với một nền kinh tếdịch vụphát triển ở trình độ cao, công nghiệp không khói. Điều Bình Dương muốn đạt được là hướng tới xây dựng thành công một ngành công nghiệp xanh, không gian xanh cho một đô thị trong tương lai.
Kỳ 25: Bình Phước vươn vai mạnh mẽ
XUÂN VĨ