Từ những chính sách hỗ trợ và sự quan tâm kịp thời của các ban ngành, đoàn thể đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở xã An Bình, huyện Phú Giáo vượt khó vươn lên thoát nghèo, trở thành những ĐBDTTS sản xuất, kinh doanh giỏi.
Cán bộ xã An Bình đến thăm hỏi gia đình chú Kim Tiên, ấp Tân Thịnh Ảnh: K.HÀ
Chú trọng phát triển kinh tế
ĐBDTTS ở xã An Bình sống chủ yếu tập trung tại 2 ấp là Tân Thịnh và Nước Vàng, một số khác sống rải rác, xen kẽ trên địa bàn xãvới 6 dân tộc sinh sống; trong đó Khơme có 211 hộ, còn lại là các dân tộc Tày, Thái, Sán Dìu, Mường, Stiêng. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thời gian qua, xã An Bình đã tập trung mọi nguồn lực chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS đang sinh sống trên địa bàn. Cụ thể, UBND xã An Bình đã kịp thời chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh triển khai các chương trình, dự án. Một số chương trình được triển khai như: Chương trình 135; chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn… đã làm thay đổi diện mạo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Hàng năm tỷ lệ hộ nghèo ĐBDTTS ngày một giảm, số hộ gia đình giàu, khátăng.
Công tác giao đất định canh, định cư phát triển sản xuất được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 7391/QĐ-CT phê duyệt quy hoạch chi tiết khu định canh, định cư. Sau gần 12 năm triển khai, dự án đã cấp được 116,2 ha đất cho 112 hộ ĐBDTTS Khơme. Các hộ được giao đất chủ yếu canh tác cây điều và cao su. Đây là những loại cây phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Nhờ làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, công tác khuyến nông nên các vườn điều niên vụ 2015 đạt năng suất cao, bình quân 2 tấn/ha, đặc biệt có những hộ đạt năng suất trên 3 tấn/ha như gia đình anh Kim Minh Thống, Ngưu Lai, Ngưu Hậu, Ngưu Phương... Cùng với công tác định canh định cư, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, khuyến khích đồng bào làm giàu chính đáng cũng được địa phương nhân rộng. Công tác đào tạo nghề cho ĐBDTTS được quan tâm đúng mức với một số nghề cơ bản như: sửa xe gắn máy, cắt tóc, chăn nuôi, trồng trọt, cạo mủcao su…
Qua khảo sát thực tế đến tháng 10-2015, tỷ lệ hộ đồng bào Khơme nghèo còn 3,14%, thu nhập bình quân đầu người của các hộ ĐBDTTS Khơme năm 2015 là 25 triệu đồng/người/năm. ChúKim Tiên, ấp Tân Thịnh là đồng bào dân tộc Khơme phấn khởi nói: “NhờNhànước cấp đất, hỗ trợgiống, phân bón trồng điều, cao su mà đến nay gia đình tôi đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định, con cái được ăn học đàng hoàng. Mỗi khi tết đến, chính quyền các cấp đến thăm và tặng quàtết cho một số hộ ĐBDTTS nên chúng tôi rất phấn khởi. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống bà con ĐBDTTS ngày càng khấm khá hơn”.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Võ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết: “Hiện nay đời sống ĐBDTTS trên địa bàn xã kháổn định, nhiều hộ giàu, khá, mua sắm phương tiện hiện đại trong gia đình. Hiện tại, toàn xãAn Bình có 230 hộ ĐBDTTS, chiếm 6,2% dân số toàn xã. Các đồng bào dân tộc sống đan xen với người Kinh tạo thành một cộng đồng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Việc thực hiện các chương trình dựán như cấp đất sản xuất, làm đường giao thông nông thôn, xây trường học, chợ... đã góp phần xóa dần mức chênh lệch về đời sống giữa các dân tộc. Cùng với những chính sách dân tộc chung của tỉnh, ĐBDTTS trên địa bàn xã luôn được quan tâm hỗ trợ, do vậy đời sống của đồng bào đã có những thay đổi rõ rệt, nhiều cán bộlàngười dân tộc giữ vị tríquan trọng tại địa phương”.
Nâng cao đời sống tinh thần
Kinh tế ổn định, đời sống tinh thần của ĐBDTTS cũng ngày một nâng cao. Hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho ĐBDTTS. Những buổi giao lưu văn nghệ được tổ chức tại ấp có sự tham gia của ĐBDTTS đã làm cho bữa tiệc âm nhạc càng thêm sôi động. Hiện nay, bà con đang tích cực thực hiện nếp sống văn hóa, ứng xửvăn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện theo quy ước về việc cưới, việc tang, bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan, tham gia xây dựng bảo vệ các công trình văn hóa, lịch sử, thể thao, khu vui chơi, giải trí. Đặc biệt, bà con luôn đồng tình hưởng ứng các phong trào làm đường giao thông nông thôn, chỉnh trang đô thị, treo cờ đúng quy định trong các ngày lễ lớn, nghiêm chỉnh thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia tổng vệ sinh, thu gom rác thải… Không chỉ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS, xã An Bình còn phối kết hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ĐBDTTS. Tại buổi tư vấn, các tuyên truyền viên đã trao đổi, chia sẻ với bà con về những thắc mắc liên quan đến Luật Cư trú, Luật Hôn nhân - Gia đình, Luật Giao thông đường bộ và các quy định khi tham gia giao thông.
“Thời gian tới xã An Bình sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sách về dân tộc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS, làm tốt công tác giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giải quyết việc làm, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn, giống cây trồng, vật nuôi cho bà con. Bên cạnh đó, xã cũng đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng người dân tộc tuyên truyền, vận đồng bà con thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước”, ông Võ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết thêm.
KIM HÀ