Không chỉ đến nay trái đất mới chứng kiến thiên thạch rơi xuống Nga, mà trước đó từng có khá nhiều tảng thiên thạch nặng hàng chục tấn được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới.
Thiên thạch Hoba nặng trên 60 tấn phát hiện tại Namibia năm 1920. Thiên thạch Hoba gồm 84% sắt và 16% niken. Thiên thạch El Chaco khoảng 37 tấn tìm thấy tại Argentina năm 1969. Đây là mảng thiên thạch đơn lẻ nặng thứ hai từng tìm thấy trên trái đất. Thiên thạch Ahnighito ước tính hơn 30 tấn ở Greenland năm 1984. Thiên thạch này là tảng lớn nhất tách ra từ thiên thạch mẹ tên Cape York. Thiên thạch Bacubirito khoảng 22 tấn tìm thấy tại Mexico năm 1863, nó được trưng bày tại Centro de Ciencias de Sinaloa ở Culiacan. Thiên thạch Agpalilik nặng khoảng 20 tấn. Nó là tảng thứ 4 tách ra từ thiên thạch Cape York phát hiện ở Greenland năm 1963. Hiện nó đang trưng bày ở Bảo tàng Địa chất Copenhagen, Đan Mạch. Thiên thạch Mbosi ước tính trên 16 tấn tại Tanzania, 1930. Thiên thạch này thực ra là một tảng kim loại không gian. Thiên thạch Willamette khoảng 14 tấn. Nó được phát hiện ở Mỹ năm 1902. Đây là thiên thạch lớn nhất từng tìm thấy ở nước này. Theo phân tích, thiên thạch này gồm 91% là sắt, hơn 7% là niken.(Theo VNE)