Một thùng ép nho, chiếc cốc và tô uống rượu có niên đại khoảng 6.000 năm, vừa được phát hiện ở miền nam Armenia, được cho là cổ nhất thế giới.
Phát hiện này được Hội Địa lý Mỹ công bố hôm 11-1 trong ấn bản online của tạp chí Nghiên cứu khảo cổ. AP cho biết, nơi mà các nhà nghiên cứu Armenia, Mỹ và Ireland tìm thấy được gọi là Areni-1, trong dãy núi Little Caucasus gần biên giới giữa Armenia và Iran.
Nơi tìm thấy lò rượu vang lâu đời nhất từ trước tới nay.
Gregory Areshian, thuộc Đại học California, Los Angeles, giám đốc của cuộc khai quật cho biết, đây là bằng chứng mới nhất về một quy trình sản xuất rượu hoàn chỉnh có từ cách đây hàng nghìn năm
"Việc sản xuất rượu quy mô lớn như vậy, có thể thấy nho Á-Âu đã được thuần hóa", McGovern, tác giả của cuốn sách "Mở nút chai quá khứ: Cuộc tìm kiếm rượu, bia và đồ uống có cồn khác" nói.
Theo các nhà khảo cổ, trong hang động có bể sâu khoảng 1m. Bể này có thể đã được dùng để ép rượu. Ngoài ra, họ còn thấy dấu vết của hạt nho, cùng hàng chục cây nho khô được trồng khoảng năm 4.000 trước Công nguyên.
Trước đây, lò rượu vang cổ nhất được tìm tâấy ở Israel, tồn tại vào khoảng năm 1650 trước công nguyên.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, rượu vang có thể đã được dành cho nghi lễ. Điều này đúng với ý nghĩ của McGovern, người cho rằng rượu là đồ uống chính tại tang lễ và sau đó được sử dụng cho việc cúng tế ở các hầm mộ.
Cùng tại khu vực Armenia này là khu vực đã phát hiện ra giày da cổ nhất, có niên đại khoảng 5.500 năm trước.
Theo VNE