Bài 15: Một người cũng đánh
Với tinh thần “Quyết chiến quyết thắng, một người cũng đánh, mộ t tổ cũng tiến công”, cán bộ, chiến sĩ Đội Biệt động TX.Thủ Dầu Một (ĐBĐ TX.TDM) đã vượt nhiều khó khăn, thử thách, gian khổ, hy sinh, p hối hợp nhiều lực lượng của địa phương, của cấp trên đã góp phần cùng quân dân toàn Miền làm phá sản “Chiến tra nh cục bộ”, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Paris.
Trở lại ký ức của những năm tháng hào hùng Mậu Thân 1968, ông Nguyễn Văn Quỳ (Tư Quỳ) - nguyên Đội trưởng ĐBĐ TX.TDM cho biết, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của thị xã trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, Phân khu ủy quyết định tổ chức lại lực lượng vũ trang thị xã, chuyển Đại đội 65 sáp nhập vào đội biệt động. Quân số lúc ấy khoảng hơn 60 đồng chí, tổ chức thành 3 trung đội. Do điều kiện địa bàn và yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ căn cứ, Ban Chỉ huy Quân sự thị xã quyết định bố trí lực lượng đội biệt động đứng chân hoạt động trên cả cánh Bắc và cánh Nam thị xã. Các trung đội đứng chân trên địa bàn các căn cứ có nhiệm vụ phối kết hợp với các đơn vị lực lượng tại chỗ hoạt động tác chiến bảo vệ căn cứ, riêng Trung đội 3 có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ Thị ủy.
Ông Tư Quỳ đang tìm lại tên những đồng chí, đồng đội của mình năm xưa trong lực lượng ĐBĐ TX.TDM. Ảnh: T.T
Sơ đồ đánh Tòa Hành chính - Dinh Tỉnh trưởng ngụy của ĐBĐ TX.TDM. Ảnh: T.T
Ông Tư Quỳ cũng cho biết, tính đến tháng 1-1968, mọi công tác chuẩn bị cho lực lượng vũ trang Phân khu 5 trên các hướng đã cơ bản hoàn thành. Tuy vậy, công tác bảo đảm các mặt còn bộc lộnhiều nhược điểm. Đó là thời gian chuẩn bị cả lực lượng phía trước và phía sau đều gấp gáp; nhất là công tác huấn luyện cho bộđội tác chiến trong thị xã, thành phố chưa được bao nhiêu; công tác hiệp đồng giữa phía trước và phía sau… kể cả sự chuẩn bị lực lượng quần chúng nổi dậy với tác chiến của các đơn vị vũ trang cũng chưa được chuẩn bị kỹ. Tuy nhiên, tất cả cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên đều phơi phới niềm tin chiến thắng với quyết tâm: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng, giành chính quyền về tay nhân dân”.
Ký ức về những ngày Mậu Thân 1968 tràn về, ông Tư Quỳ nhớ lại khí thế sục sôi của những ngày ấy: Theo kế hoạch, lực lượng ĐBĐ TX.TDM tấn công Tòa Hành chính và Dinh Tỉnh trưởng ngụy từ hướng Bắc. Trên đường hành quân tới bót Giếng Máy (thuộc phường Hiệp Thành ngày nay), mũi 1 bị địch phát hiện. Đây là đường tiếp cận mục tiêu gần nhất và cũng thuận lợi nhất. Khi địch phát hiện, tôi cho đơn vị tiếp tục hành quân về hướng Nhà thờ Chánh tòa, từ đây tiếp cận đánh chiếm mục tiêu Tòa Hành chính. Qua khỏi khu vực bót Giếng Máy, tổ ở lại chặn địch tiếp tục bám theo đội hình đơn vị.
Tại khu vực Nhà thờ Chánh tòa, địch bố trí 1 đại đội bảo an bảo vệ vòng ngoài Tòa Hành chính. Khi phát hiện lực lượng ta, chúng sử đụng hai khẩu đại liên bắn chặn. Ông Tư Quỳ cho lệnh sử dụng súng B40 bắn chế áp vào khẩu đại liên, ngăn chặn địch, tạo điều kiện cho đơn vị vượt qua khỏi tầm hỏa lực của địch, tiến về mục tiêu Tòa Hành chính. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ngay khu vực nhà thờ và trước cổng Tòa Hành chính. Sau 30 phút chiến đấu, lực lượng ĐBĐ TX.TDM đánh chiếm được 1 phần Tòa Hành chính, chiếm được 6 xe thiết giáp M113. Trong khi đó, lực lượng mũi 2 của đội từ truông Bồng Bông hành quân vượt qua suối Giữa xuống ấp Chánh Lộc, xã Chánh Hiệp thọc xuống, vượt qua đường Ngô Quyền, tấn công vào mục tiêu được phân công là Dinh Tỉnh trưởng. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch khu vực ta chiếm được tại Tòa Hành chính và Dinh Tỉnh trưởng giành giật quyết liệt. Các đồn lính xung quanh chưa bị tấn công đã phản ứng lại. Bọn lính đóng trại Đinh BộLĩnh sử dụng khẩu đại liên 60 ly bắn phá dữ dội vào trận địa ta đang chiếm giữ. Cán bộ, chiến sĩ ĐBĐ TX.TDM dựa vào các vị trí đã chiếm đánh trả địch, bám giữ từng gốc cây, ụ đất.
Đến 10 giờ sáng ngày mùng 2 tết (30-1-1968), địch điều động lực lượng xe tăng từ Gò Đậu lên phản kích, kết hợp máy bay trực thăng vũ trang bắn phá dữ dội vào trận địa của bộđội ta cả khu vực Tòa Hành chính, Dinh Tỉnh trưởng và Thành Công binh. Trong tình thế bất lợi, ĐBĐ TX.TDM được lệnh rút ra khu vực ngã 3 Trảng Cát, ấp Chánh Lộc, xã Chánh Hiệp tổ chức phòng ngự đánh địch phản kích suốt ngày mùng 2 tết. Suốt những ngày sau đó, giữa ta và địch chiến đấu ác liệt. Mặc dù địch chiếm ưu thế hoàn toàn về binh lực, hỏa lực và phương tiện chiến tranh với bộmáy kìm kẹp và hệ thống phòng ngự dày đặc, kịp thời chi viện cho nhau cả về hỏa lực và binh lực, nhưng chúng ta hơn hẳn về ý chí quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng xả thân cho thắng lợi của cách mạng.
Nhớ về một thời oanh liệt của ĐBĐ TX.TDM, ông Nguyễn Hoài Nhơn, chiến sĩ ĐBĐ TX.TDM, cho biết với ông Mậu Thân 1968 là một trong những trận đánh để đời. Tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trong đợt 1 Tết Mậu Thân 1968, ĐBĐ TX.TDM chiến đấu trong đội hình lực lượng của phân khu tấn công các mục tiêu của địch trong TX.TDM. Đơn vị đã nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh chiến đấu của cấp trên, vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, ác liệt, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Trong điều kiện đơn vị vừa mới tăng cường lực lượng (Đại đội 65) chưa có thời gian xây dựng, huấn luyện, nhất là huấn luyện chiến đấu. Đơn vị có kinh nghiệm chiến đấu trong địa bàn nội thị, nhưng hầu hết là những trận đánh theo cách đánh của biệt động (lực lượng ít, vũ khí trang bị gọn, nhẹ…)… chưa quen tác chiến quy mô lớn, phối hợp nhiều đơn vị, dài ngày… Nhưng dù hoàn cảnh nào, ĐBĐ TX.TDM cũng đã chấp hành mệnh lệnh của Đảng vô điều kiện, xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu, đoàn kết và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng của địa phương và của trên, liên tục tấn công, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch. Trong quá trình hoạt động tác chiến, cán bộ, chiến sĩ ĐBĐ TX.TDM đã anh dũng vượt qua gian khổ, hy sinh, liên tục bám trụ chiến đấu, vận dụng nhiều cách đánh phong phú, sáng tạo, thọc sâu, đánh hiểm, góp phần vào thắng lợi chung trên chiến trường.
Sau 50 năm, những người tham gia ĐBĐ TX.TDM lừng lẫy một thời giờ đã trở thành ông, thành bà. Những con người dũng cảm kiên cường năm xưa giờ có dịp gặp lại nhau vẫn nhớ về những đồng đội đã ngã xuống. Với họ, hạnh phúc chỉ đơn giản là đồng đội đừng quên nhau. Lịch sử địa phương luôn ghi nhớ có một thời biệt động anh hùng như thế. Và hôm nay, đền tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ ngành quân báo, biệt động tỉnh Bình Dương đặt tại phường Tân Hiệp, TX.Tân Uyên cũng chính là tâm huyết của các cán bộ, chiến sĩ trong ngành quân báo, biệt động. Như lời ông Nguyễn Văn Quỳ tâm sự: “Đây là tâm huyết của những anh em đang sống để tưởng nhớ đến đồng chí, đồng đội đã hy sinh. Chúng tôi xây đền tưởng niệm này để anh em có nơi chốn đi về...”. (Còn tiếp)
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, ĐBĐ TX.TDM có nhiệm vụ đánh chiếm Tòa Hành chính - Dinh Tỉnh trưởng, phát triển đánh chiếm trại giam giải phóng những người bị địch bắt cầm tù, tạo điều kiện cho Tiểu đoàn 2, 4 (Tiểu đoàn Phú Lợi) và Đại đội Đặc công Phân khu 5 đánh chiếm thành Công binh, phối hợp với quần chúng nổi dậy đánh chiếm thị xã, thiết lập chính quyền cách mạng. Tại TX.TDM, 3 giờ sáng ngày 30-1-1968 (mùng 2 Tết Mậu Thân), ĐBĐ TX.TDM cùng các đơn vị của phân khu nổ súng tấn công đánh chiếm các mục tiêu. Tại Tòa Hành chính, lực lượng ĐBĐ TX.TDM do ông Tư Quỳ trực tiếp chỉ huy. Đội tổ chức lực lượng thành 2 mũi, tấn công đánh chiếm Tòa Hành chính và Dinh Tỉnh trưởng ngụy.
NHÓM P.V