Cả cuộc đời vì nước, vì dân

Cập nhật: 04-06-2016 | 08:23:28

Mùa xuân năm 1941 đã trở thành một mùa xuân đặc biệt, kết thúc chặng đường dài gần 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, hoạt động ở nước ngoài của Người, về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Đó cũng là cơ sở để toàn thể dân tộc Việt Nam làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và hơn 20 năm sau đó đi tới một mùa xuân đại thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Hành trang ban đầu của Nguyễn Tất Thành khi ra nước ngoài là tri thức về văn hóa phương Đông, lòng yêu nước nhiệt thành, tiếp thu có chọn lọc con đường cứu nước của các nhà yêu nước lớp trước và một dự định rõ rệt, lớn lao, đó là dự định đi tìm con đường cứu nước, cứu dân.

Ra đi tìm đường cứu nước với tuổi đời còn rất trẻ và từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, lúc đó Nguyễn Ái Quốc chưa có một ý niệm rõ ràng về giai cấp, đấu tranh giai cấp, đảng chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin... Vào tháng 7-1920, khi đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, từ đó Người đã xác định được hướng đi. “Luận cương đến với Bác Hồ và Người đã khóc/ Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin” (thơ Chế Lan Viên). Luận cương đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc những băn khoăn về con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc, trả lời câu hỏi ai là người lãnh đạo, lực lượng tham gia và mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc… Luận cương đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thế giới quan cộng sản của Nguyễn Ái Quốc. Trong bối cảnh bấy giờ, có nhiều trí thức Việt Nam sống tại Pháp, nhưng Người đã thể hiện tính vượt trội của tư tưởng khi nhận ra được chân lý lớn nhất của thời đại. Từđ, Người hon ton tin theo Lênin, dứt khot đứng vềQuốc tế thứ ba.

Chủ tịch Hồ Chí Minh dành trọn cuộc đời vì nước vì dân và để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên nhi đồng.Ảnh:T.L

Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, khơi dậy tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, xây dựng tổ chức tiền thân của Đảng, phát triển lực lượng cách mạng… Người dự thảo Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng tháng 2-1930. Tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về con đường cách mạng Việt Nam đã được hình thành cơ bản. Trong hành trình cứu nước của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Người đã có nhiều cống hiến to lớn đối với cách mạng Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, Người đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn: Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tếvô sn. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Từ đây, cách mạng Việt Nam bắt đầu đi vào quỹ đạo của cách mạng vô sản.

Năm 1941, nhận thấy tình hình trong nước có những chuyển biến lớn, từ nước ngoài Người quyết định về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Bắt đầu từ đây cách mạng Việt Nam có bước ngoặt lịch sử, vượt qua khó khăn thử thách, lập nên những chiến công chói lọi trong cuộc trường chinh đánh đuổi quân xâm lược giải phóng dân tộc, với những cột mốc đã đi vào trang sử vàng của đất nước ta.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc, làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 “long trời lở đất”, lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập...; khẳng định vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới, đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới: Độc lập và tự do. Ngay sau khi giành độc lập, trong điều kiện cực kỳ khó khăn, thù trong, giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sách lược lãnh đạo toàn dân tộc, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua hiểm nguy, bảo vệ Đảng và giữ vững chính quyền cách mạng. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, lòng yêu nước, khí phách anh hùng của dân tộc đã kết hợp với sức mạnh thời đại, trở thành nguồn lực mạnh mẽ để Việt Nam chiến đấu và chiến thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất. Đó là khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc, tạo ra sức mạnh vô địch vượt qua mọi thử thách khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết! Thành công, thành công, đại thành công! Đây chính là tư tưởng chiến lược xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Cùng với việc cổ vũ, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng công tác huấn luyện chính trị, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt cho phong trào cách mạng. Người đã trực tiếp lựa chọn, đào tạo những con người ưu tú như: Hoàng Văn Thụ, Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh… Đội ngũ cán bộ được chuẩn bị công phu, được trải nghiệm thực tiễn đã trở thành những nhà cách mạng “dĩ công vi thượng”, suốt đời vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân… là nhân tố bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập cho dân tộc, vì tự do cho nhân dân, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, vì sự tiến bộ và phát triển của toàn nhân loại, giới nghiên cứu sẽ còn phải dành nhiều thời gian, nhiều công sức để tìm hiểu những di sản vĩ đại mà Anh hùng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta hôm nay. Có thể tự hào khẳng định: Sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với lịch sử quang vinh của Đảng Cộng sản Việt Nam, với những trang lịch sử hào hùng nhất trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. Và cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam.

Trong từ điển Danh nhân văn hóa thế giới, lời nói đầu nêu rõ: “Thế kỷ XX có nhiều đảo lộn lớn trong lịch sử nhân loại. Ai làm đảo lộn người đó xứng đáng làm Danh nhân văn hóa”. Trong lĩnh vực chính trị - xã hội, từ điển này đã ghi rõ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn cờ đầu của giải phóng dân tộc. Người đã dẫn dắt triệu triệu người Việt Nam cùng hàng ngàn triệu người nô lệ hơn 100 nước trên thế giới vùng lên giành độc lập tự do, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Người đã làm nên cuộc đảo lộn thế giới chưa từng có từ sau khi chủ nghĩa tư bản lật đổ đế chế La Mã cổ xưa. Người đã vẽ lại bản đồ thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là Danh nhân văn hóa thế kỷ XX”.

P.V (tổng hợp) 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=846
Quay lên trên