TPP mở ra nhiều cơ hội cũng như mang lại thách thức lớn cho doanh nghiệp (DN) cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Là một địa phương với nhiều công nhân lao động (CNLĐ), công tác đào tạo nguồn lao động (LĐ) này luôn được chú trọng để tạo ra nguồn LĐ có chất lượng, phục vụ tốt cho quá trình hội nhập TPP.
CNLĐ tham gia khóa học đào tạo tin học tại Trung tâm internet thanh niên
Phấn đấu 90% CNLĐ được đào tạo nghề
Đón đầu xu thế khi Việt Nam gia nhập TTP, UBND tỉnh đã ban hành Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp đến năm 2020”. Để đạt được mục tiêu đề án, trước mắt Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo điều kiện để CNLĐ làm việc trong các khu công nghiệp (KCN) tích cực tham gia học tập, nâng cao kiến thức, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong LĐ. Song song đó, phong trào học tập suốt đời cũng được đẩy mạnh nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 70% CNLĐ trong các DN nói chung và 80% CNLĐ làm việc trong các KCN có trình độ học vấn trung học trở lên, tạo điều kiện cho 80% CNLĐ trong các DN, 90% CNLĐ được đào tạo nghề. Hàng năm, CNLĐ trong các DN được tham gia học ngoại ngữ, tin học. Phấn đấu 70% CNLĐ và 100% CNLĐ là đảng viên được nghiên cứu, học tập, tìm hiểu những bài chính trị cơ bản, tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; 70% CNLĐ nữ được tìm hiểu kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, hôn nhân và gia đình.
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Thanh Nhân, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết: “Thực hiện đề án, LĐLĐ tỉnh đang khảo sát thực tế tại các DN có đông CNLĐ về tình hình, nhu cầu học tập. Tiến tới, LĐLĐ phối hợp cùng với một số sở, ngành tiến hành xây dựng “Tủ sách học tập” tại các DN để phục vụ CNLĐ. Dự kiến mỗi năm lựa chọn trao tặng 1.000 suất học bổng toàn phần, bán toàn phần cho CNLĐ tiêu biểu theo học các lớp đào tạo dài hạn đạt thành tích cao về học vấn, trình độ chính trị, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học. Đặc biệt, LĐLĐ tỉnh nghiên cứu xây dựng mô hình “Điểm học tập, sinh hoạt văn hóa” phục vụ CNLĐ tại các khu, cụm công nghiệp. Mỗi điểm sẽ được trang bị 2 tủ sách học tập, một số báo chí cần thiết, 1 bộ máy vi tính nối mạng internet, 1 bộ tivi và đầu DVD. Hy vọng với mục tiêu đã đề ra, LĐLĐ tỉnh cùng một số ngành liên quan sẽ thực hiện thành công và vượt chỉ tiêu đề án đưa ra”.
Thi đua học tập
Đến với các trường nghề, trường cao đẳng, đại học vào buổi tối, chúng ta dễ dàng bắt gặp những bạn học viên, sinh viên khoác trên mình trang phục của công ty chăm chú ngồi nghe thầy, cô giảng bài. Họ đến với lớp học sau buổi làm việc, tuy khá mệt nhưng ai cũng đặt cho mình mục tiêu học tập để nâng cao trình độ, tay nghề và có được việc làm
Tròchuyện với chúng tôi, anh Lê Văn Đức, quê NghệAn, CN Công ty TNHH Long Huei trong bộ quần áo CN màu nâu đen lem luốc bụi bẩn của một ngày lao động mệt mỏi nhưng vẫn tươi cười nói: “Mình mong cóthêm nhiều lớp học như thếnày để CN cóđược cơ hội học tập, hiểu biết, nâng cao kiến thức và cónhiều lựa chọn tốt hơn trong công việc”.
Bên cạnh nhu cầu học tập của chính NLĐ, nhiều DN thấy được ý nghĩa của việc nâng cao trình độnên đã tạo mọi điều cho CNLĐ đến trường. Anh VũQuốc Huy, Chủtịch Công đoàn Công ty TNHH Showa Gloves VN (KCN VSIP I) cho biết, công ty rất quan tâm, khuyến khích NLĐ học tập nâng cao trình độ tay nghề. Những CN nào mong muốn được đi học, công ty tạo điều kiện về thời gian để họ chủđộng. Ngoài ra, mỗi năm công ty đều cho những CN giỏi qua Nhật đào tạo 6 tháng để nâng cao tay nghề. Sau khi về nước họ sẽ cóđược công việc tốt và mức lương cũng cao hơn. Hay tại Công ty TNHH Shyang Hung Cheng, Công ty TNHH Far Eastern Apparel VN, nhiều CNLĐ muốn được học thêm tiếng Hoa nên sau giờtan ca công ty đãmở thêm lớp học ngay tại công ty.
KIM HÀ