Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP: Thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

Cập nhật: 21-09-2020 | 04:56:21

 Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với mục tiêu là nâng cấp, phát triển sản phẩm hàng hóa bảo đảm chất lượng, mang tính đặc trưng, lợi thế của địa phương, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, hướng đến xuất khẩu. Theo đó, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị.

 Bưởi da xanh đạt chuẩn VietGAP của Hợp tác xã Cây ăn quả Tân Mỹ (xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên)

 Chọn sản phẩm chủ lực

Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 được ban hành tại Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 7-5-2018 (One Commune One Product, gọi tắt là chương trình OCOP). OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng. Chương trình triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn trong toàn quốc. Khuyến khích các địa phương tùy vào điều kiện thực tiễn, triển khai phù hợp ở khu vực đô thị.

Mục tiêu cụ thể trong năm 2020

Khi động, trin khai chương trình OCOP trên 9 huyn, th, thành ph, trong đó có ít nht 43/46 xã và 20/45 phường, th trn trên địa bàn tnh có sn phm đăng ký tham gia. Hoàn thành vic thành lp h thng OCOP cp tnh, huyn, xã. Tp hun cho 100% cán b OCOP các cp hiu v chương trình OCOP. Hoàn thành đăng ký bo h b nhn din nhãn hiu s hu trí tu đối vi nhãn hiu OCOP Bình Dương. Có ít nht 30 sn phm được đánh giá, xếp hng đạt 3 sao tr lên, được chng nhn sn phm OCOP cp tnh. Tp trung vào các sn phm nông nghip, ngành ngh truyn thng ch lc ca tnh. T chc được ít nht 1 hi ch OCOP Bình Dương.

Lợi thế của Bình Dương khi triển khai chương trình OCOP là phần lớn các sản phẩm chủ lực đã được các địa phương xúc tiến đăng ký các sản phẩm tiềm năng tham gia chương trình OCOP, tập trung ở 6 nhóm sản phẩm chính (thực phẩm; đồ uống; dược liệu; vải và may mặc; trang trí, nội thất, lưu niệm; dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch). Đối với nhóm sản phẩm trồng, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản tập trung chủ yếu vào một số sản phẩm đặc trưng như bưởi da xanh, bưởi đường lá cam, rượu bưởi, cam sành, chuối, măng cụt, hoa lan, sơn mài, gốm sứ, chạm trổ điêu khắc…

Qua điều tra, khảo sát, toàn tỉnh có 53/91 đơn vị xã, phường, thị trấn có đề xuất sản phẩm và chủ thể tiềm năng, phù hợp tiêu chí tham gia chương trình OCOP. Theo kết quả thống kê được 4 sản phẩm tiềm năng 4 sao, 30 sản phẩm tiềm năng 3 sao, 75 sản phẩm tiềm năng 1 - 2 sao. Phát triển sản phẩm dịch vụ có 54 loại sản phẩm với 109 chủ thể được đề xuất, chia theo 5 nhóm sản phẩm; trong đó, nhóm thực phẩm có 27 loại sản phẩm; nhóm đồ uống có 2 loại sản phẩm; nhóm dược liệu có 5 loại sản phẩm; nhóm lưu niệm, nội thất, trang trí có 17 loại sản phẩm; nhóm dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng có 3 loại sản phẩm.

Tuy Bình Dương có số lượng sản phẩm lớn, chủng loại đa dạng, song giá trị đạt được chưa cao, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, phát triển chưa bền vững. Nguyên nhân bởi nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động còn yếu, sản xuất còn nhỏ lẻ, ít nắm bắt thông tin về thị trường; chưa quan tâm xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu trí tuệ, công bố chất lượng sản phẩm còn hạn chế. Mặt khác, khả năng sáng tạo, trình độ kỹ thuật còn thấp, kỹ năng quản lý còn hạn chế. Việc phát triển, sản xuất các sản phẩm hiện nay vẫn còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ, chưa có sự liên kết chuỗi giá trị, nên giá trị gia tăng thấp...

Giải pháp đồng bộ

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1166/QĐ- UBND ngày 29-4-2020 về việc phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, với các nội dung: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong việc triển khai thực hiện chương trình OCOP; lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh. Xây dựng hệ thống tổ chức và nhân sự thực hiện chương trình OCOP từ tỉnh đến cơ sở, triển khai thực hiện chu trình OCOP thường niên gồm 6 bước (tuyên truyền, hướng dẫn; nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm; nhận phương án/dự án sản xuất, kinh doanh; triển khai phương án/dự án sản xuất, kinh doanh; đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện, tỉnh, quốc gia; xúc tiến thương mại) bảo đảm nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng”.

Ông Văn Phước Hậu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, cho biết “Đây là chương trình mục tiêu quốc gia với quan điểm, mục tiêu xuyên suốt là vai trò của Nhà nước hỗ trợ, hướng dẫn khung pháp lý và chính sách cho các tổ chức kinh tế tham gia bao gồm các thành phần kinh tế là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh phát huy nội lực, tự tin, sáng tạo để tạo ra những sản phẩm truyền thống, đặc sản địa phương thuộc các lĩnh vực ngành hàng nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ dựa trên nguồn nguyên liệu và lao động tại cộng đồng, nhưng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm định hướng đến toàn cầu. Thông qua chương trình này góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân nhân, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển...”.

Chương trình OCOP đưa ra mục tiêu giai đoạn 2018-2020 cụ thể là xây dựng hệ thống quản lý, thực hiện chương trình OCOP đồng bộ từ tỉnh đến huyện, xã. Ban hành và áp dụng cơ chế, chính sách đồng bộ để thực hiện hiệu quả chương trình OCOP trên phạm vi cả tỉnh. Trong năm 2020, có ít nhất 30 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng đạt 3 sao trở lên, được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Triển khai thực hiện tốt chương trình OCOP là một hướng đi tất yếu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân. Ngoài ra, thông qua việc phát triển sản xuất tại địa bàn khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tận dụng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn tỉnh nhà theo hướng bền vững.

 Nhm tăng cường hiu qu trong quá trình trin khai, Chi cc Phát trin nông thôn tp trung mt s gii pháp ch yếu: Xây dng b nhn din nhãn hiu OCOP Bình Dương; liên kết sn xut, tiêu th sn phm OCOP ch lc; thành lp đim gii thiu và bán sn phm OCOP; h tr nghiên cu, chuyn giao, ng dng công ngh cho sn phm OCOP; h tr đăng ký tem truy xut ngun gc. Đồng thi kết hp lng ghép các d án liên quan như d án bo tn và phát trin làng ngh sơn mài Tương Bình Hip kết hp du lch sinh thái, d án phát trin vườn cây ăn qu gn vi du lch sinh thái, d án hình thành vùng sn xut và cung ng các loi sinh vt cnh vùng phía nam Bình Dương.

 THOẠI PHƯƠNG  

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=1107
Quay lên trên