Kỳ 2: Đề xuất xây dựng chương trình Sản xuất sạch hơn cho giai đoạn sau năm 2020
1. Sự cần thiết ban hành chương trình
Thực hiện “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” và định hướng phát triển các ngành công nghiệp.
- Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) trên cơ sở tự nguyện và phát huy nội lực của các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu môi trường và lợi ích kinh tế.
- SXSH trong công nghiệp được thực hiện trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và nhận thức của các cơ sở sản xuất công nghiệp về lợi ích được mang lại từ việc áp dụng SXSH.
Bình Dương có 5 trên tổng số 102 sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2017. Các sản phẩm này đều đạt các tiêu chí kinh tế, kỹ thuật, xã hội và môi trường
Sản phẩm của Công ty TNHH Minh Long trưng bày tại Hội chợ Công nghệ cao WTA lần thứ 15 tại Bình Dương vừa qua. Đây là đơn vị luôn đi tiên phong trong chương trình sản xuất sạch hơn và cho ra đời các dòng sản phẩm chất lượng cao
2. Cơ sở ban hành:
Căn cứ Quyết định số 1216/ QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 166/ QĐ-TTg ngày 21 tháng 1 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 76/ QĐ-TTg ngày 11 tháng 1 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Nguồn lực thực hiện:
Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch bao gồm:
3.1 Ngân sách Nhà nước:
- Ngân sách Trung ương: Theo dự toán kinh phí thực hiện chiến lược SXSH trong công nghiệp 5 năm, hàng năm của Bộ Công thương và các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ tỉnh.
- Ngân sách địa phương: Trên cơ sở dự toán hàng năm được UBND tỉnh giao từ các nguồn kinh phí sự nghiệp của địa phương (kinh phí sự nghiệp môi trường, kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, kinh phí khuyến công...).
3.2 Huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác:
- Nguồn vốn viện trợ, các nguồn tài trợ, đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp đầu tư kinh phí triển khai thực hiện SXSH tại đơn vị mình.
4. Nội dung dự kiến:
4.1 Mục tiêu tổng quát:
- SXSH thật sự là giải pháp được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.
- Phấn đấu đưa nền sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương tiếp cận mục tiêu chung của “Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020”.
- Hoạt động sản xuất phải chú trọng đến hiệu quả sử dụng nguyên liệu và năng lượng đầu vào; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm đầu ra; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.
- Nâng cao nhận thức và năng lực hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ áp dụng và thực hiện SXSH cho các đối tượng có liên quan. Hỗ trợ cơ quan quản lý tổ chức, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động SXSH, góp phần thực hiện mục tiêu chung của chiến lược.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nâng cao nhận thức, năng lực và từng bước thực hiện áp dụng SXSH vào sản xuất.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
- Triển khai rộng rãi, có hiệu quả các hoạt động SXSH trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
4.2 Mục tiêu cụ thể:
Việc áp dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
- 90% cơ sở sản xuất công nghiệp, có tiềm năng áp dụng SXSH được tuyên truyền, phổ biến và nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp.
- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp có tiềm năng tiến hành áp dụng SXSH và tiết kiệm từ 2 - 5% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm.
- 100% cán bộ chuyên trách về SXSH được đào tạo và có đủ năng lực hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
4.3 Đề xuất các nội dung hoạt động:
- Tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng SXSH trong công nghiệp.
- Vận hành cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về SXSH trong công nghiệp.
- Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Xây dựng, duy trì mạng lưới các tổ chức hỗ trợ SXSH trong công nghiệp.
- Xây dựng các chủ trương, chính sách của tỉnh về SXSH.
5. Giải pháp thực hiện:
5.1 Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức:
a) Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về SXSH trong công nghiệp đối với các cấp, các ngành và các cơ sở sản xuất công nghiệp;
b) Xây dựng, phổ biến các cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về áp dụng SXSH trong công nghiệp;
c) Đẩy mạnh việc phổ biến, nhân rộng các mô hình áp dụng thành công SXSH trong công nghiệp.
5.2 Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách:
a) Đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy SXSH trong công nghiệp;
b) Thực hiện việc lồng ghép nội dung SXSH vào chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp; chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường của bộ, ngành và địa phương;
c) Xây dựng mạng lưới cấp giấy chứng nhận áp dụng SXSH trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp theo nguyên tắc tự nguyện;
d) Phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ SXSH trong công nghiệp tại Bộ Công thương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp.
5.3 Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nguồn lực và hợp tác quốc tế:
a) Đẩy mạnh việc xây dựng, phổ biến các hướng dẫn kỹ thuật về SXSH trong công nghiệp; hỗ trợ áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp;
b) Tăng cường liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học với cơ sở sản xuất công nghiệp trong việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ phục vụ SXSH trong công nghiệp;
c) Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn và chuyên gia tư vấn hoạt động trong lĩnh vực SXSH trong công nghiệp;
d) Tranh thủ các nguồn lực của tổ chức, cá nhân nước ngoài để thúc đẩy việc áp dụng SXSH trong công nghiệp.
5.4 Giải pháp về đầu tư và tài chính:
a) Kinh phí để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của chiến lược được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau: Vốn ngân sách Nhà nước, vốn viện trợ, các nguồn tài trợ, đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và những nguồn vốn hợp pháp khác;
b) Phê duyệt về nguyên tắc 5 đề án tại phụ lục kèm theo quyết định này nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của chiến lược. Các bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm xây dựng các đề án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kinh phí thực hiện các đề án được ngân sách Nhà nước bảo đảm;
c) Nhà nước hỗ trợ qua tín dụng Nhà nước đối với các dự án SXSH trong công nghiệp; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường phục vụ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;
d) Các dự án đầu tư áp dụng SXSH của các cơ sở sản xuất được hưởng chính sách ưu đãi tài chính. Ban điều hành thực hiện chiến lược có trách nhiệm tư vấn cơ chế hỗ trợ, ưu đãi chi tiết, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
TTKC