Công bố sách Hán Nôm khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, các vùng biển Việt Nam

Cập nhật: 04-06-2014 | 00:00:00

Cuốn sách “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông”, do Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) thực hiện và Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành, đã được công bố vào sáng 3-6, tại Hà Nội, do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, những tài liệu Hán Nôm trong cuốn sách này thể hiện sự nhất quán, rõ ràng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đây là những tư liệu có giá trị khoa học, là căn cứ lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền cũng như cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.

 Giáo sư Nguyễn Tá Nhí giới thiệu về tư liệu trong cuốn sách

“Tư liệu Hán Nôm viết về lập trường của nhà nước phong kiến Việt Nam xác định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông được sao chép trong các loại tài liệu. Đến nay, chúng tôi đã sưu tập được rất nhiều đơn vị tài liệu Hán Nôm ghi chép về chủ đề này, đã thể hiện nhất quán lập trường, quan điểm của nhà nước phong kiến Việt Nam đã từng quản lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đây là những tư liệu thuộc về nhà nước quản lý, rất có giá trị khoa học và làm căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam”, PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) khẳng định.

 

 Bản đồ "Nam Kỳ toàn đồ" vẽ quần đảo Hoàng Sa thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi (Việt Nam)

Theo PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh, những tư liệu công cố trong cuốn sách này không phải là toàn bộ tư liệu Hán Nôm có nội dung về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông, mà chỉ là bước đầu giới thiệu một số tư liệu Hán Nôm nguyên bản trong chặng đường dài sưu tập, nghiên cứu tư liệu của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

46 đơn vị tư liệu Hán Nôm trong cuốn sách này có những tư liệu quý như bản đồ “Nam kỳ toàn đồ” vẽ Hoàng Sa thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi (Việt Nam); “Châu bản” thời Nguyễn... ghi lại khá đầy đủ, chi tiết chúa Nguyễn và vua triều Nguyễn đã phái người đi thăm dò, khảo sát đường biển, cắm mốc, vẽ bản đồ ở quần đảo Hoàng Sa; tư liệu “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá, thực hiện vào khoảng sau năm 1630, trong đó có đoạn ghi chép về quần đảo Hoàng Sa...

Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, cuốn sách này sẽ được chuyển đến thư viện các tỉnh, thành phố trong cả nước và chuyên gia, học giả Trung Quốc, xuất bản bằng tiếng Anh để độc giả có thêm tư liệu tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.

Theo qdnd

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=544
Quay lên trên