Hàng Việt nâng sức cạnh tranh, chiếm giữ thị phần

Cập nhật: 01-11-2021 | 08:34:01

 Trong 9 tháng năm 2021, thương mi, dch v ca Bình Dương không đt mc tăng trưng như k vng. Tuy nhiên, tng mc bán l hàng hóa và doanh thu dch v tiêu dùng vn đt gn 188.000 t đng, bng 64% kế hoch năm 2021. Kết qu đó cho thy, th trưng trong nưc đã phát huy vai trò b đỡ” giúp doanh nghip (DN) tăng sc cnh tranh ngay trên sân nhà”.

 Cuc vn động người Vit Nam ưu tiên dùng hàng Vit Nam giai đon 2021-2025 s tiếp tc khơi dy nim t hào, t tôn dân tc ca người Vit. Trong nh: Người tiêu dùng chn mua hàng ti siêu th Big C Dĩ An

 Giữ thị phần cao

Thông tin từ các DN bán lẻ tại thị trường Bình Dương, cho biết từ khi triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (năm 2009) tới nay, hàng Việt được bày bán tại hệ thống các siêu thị trên địa bàn luôn đạt tỷ lệ rất cao. Tại hệ thống siêu thị bán lẻ Co.opMart, Vissan, VinMart, Big C… hàng hóa trong nước chiếm tỷ lệ 90 - 95%. Tại hệ thống siêu thị của DN nước ngoài như: LotteMart, MMMega Maket, Aeon Mall Bình Dương Canary… hàng Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ 60 - 80%. Kênh phân phối là các chợ, cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ hàng Việt Nam cũng từ 80% trở lên.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Truyền thông Tập đoàn Big C Việt Nam, cho biết tập đoàn luôn đánh giá cao vai trò của hàng Việt Nam trong hệ thống bán lẻ hiện đại, đồng thời luôn đồng hành với DN trong nước. “Hiện nay Big C có khoảng 45.000 mã hàng hóa, trong đó tỷ lệ hàng Việt Nam chiếm trên 90%”, bà Nguyễn Thị Bích Vân nói.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Khanh, Giám đốc siêu thị Co.opMart Bình Dương II, nhiều năm qua Sài Gòn Co.op luôn có chính sách ưu tiên mua hàng, bố trí diện tích, vị trí trưng bày, truyền thông, khuyến mại dành cho hàng Việt Nam. Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp với các địa phương hỗ trợ vốn, kỹ thuật để DN đầu tư sản xuất các mặt hàng chất lượng cao cung ứng cho hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op. Cũng theo bà Nguyễn Thị Hồng Khanh, thực tế cho thấy các DN như ngành dệt may, chế biến thực phẩm, nông thủy sản… đã đẩy mạnh đầu tư nhiều lĩnh vực để tăng thị phần ngay tại thị trường nội địa. Chính vì vậy, trong bối cảnh xảy ra dịch Covid-19, dù phải thắt chặt chi tiêu song doanh số tiêu thụ đối với hàng sản xuất trong nước vẫn đạt ở mức khá cao.

Niềm tự hào của người Việt

Tuy đang chiếm tỷ lệ lớn trong các kênh phân phối, song theo nhận xét của các chuyên gia trong nước, việc Việt Nam thực thi hàng loạt các hiệp định thương mại tự do đã ký kết tạo ra nhiều áp lực cạnh tranh cho hàng Việt. Chính vì vậy, việc đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng cường quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng sản phẩm cho từng phân khúc thị trường là những vấn đề DN Việt Nam cần đặt lên hàng đầu. Từ kinh nghiệm thực tế của một DN bán lẻ, bà Nguyễn Thị Bích Vân cho rằng các DN trong nước cần tiếp tục đầu tư để sản xuất những sản phẩm có tính năng vượt trội, mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho người tiêu dùng.

 Trong bi cnh dch Covid-19 tác động mnh đến chui cung ng và lưu chuyn thương mi, th trường trong nước cho thy đã thc s là b đỡ cho các DN trong nước. Đặc bit, các nhà bán l ln trên địa bàn tnh đã ch động d báo nhu cu tiêu th hàng hóa khi din biến dch bnh phc tp để tăng lượng hàng d tr, tăng ngun cung hàng Vit và ch động gi giá bán. Qua đó, giúp hàng Vit khng định ch đứng trên th trường trong nước.

(Ông Nguyễn Thanh Toàn,

Giám đốc S Công thương Bình Dương)

Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, mục tiêu tổng quát của đề án là phát triển thị trường trong nước nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam; tập trung nguồn lực đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, lồng ghép vào các chương trình hành động của các bộ, ngành, địa phương, đơn vị về phát triển kinh tế - xã hội để tạo hiệu ứng cộng hưởng mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc. Phát triển thị trường với mục tiêu giữ thị phần hàng Việt Nam trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại, trên 80% tại các kênh phân phối truyền thống, giữ doanh thu bán lẻ của khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ lệ 85% tổng mức bán lẻ hàng hóa. Đề án đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm gồm thông tin, truyền thông; phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cố định và bền vững; ưu tiên đối với hàng Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt, DN Việt; kiểm tra kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.

Các DN, người sản xuất cần đổi mới, triệt để ứng dụng khoa học công nghệ, khơi dậy bản lĩnh, ý chí, sức sáng tạo của người Việt Nam trong sản xuất kinh doanh để tiếp tục chinh phục được người tiêu dùng Việt Nam, chiếm lĩnh thị trường trong nước một cách trọn vẹn, từng bước thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế.

 THANH HỒNG

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=640
Quay lên trên