Khoa học và công nghệ (KHCN) được coi là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững. Trong thời gian qua, tỉnh Bình Dương rất coi trọng việc phát triển KHCN và đã đạt được những kết quả tốt, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Tăng cường ứng dụng tiến bộ KHCN
Thực hiện Chương trình hành động số 63-CTr/TU của Tỉnh ủy vềthực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1-11- 2012 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) vềphát triển KHCN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh đã được đẩy mạnh.
Việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất đã giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất tự động của Công ty TNHH Minh Long I
Đối với những đềtài thuộc lĩnh vực công nghiệp - công nghệ được nghiệm thu trong giai đoạn 2011-2015 đã giúp doanh nghiệp đưa các tiến bộ KHCN vào việc cải tiến kỹ thuật, giảm chi phísản xuất. Tiêu biểu như đềtài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo lò sấy sử dụng năng lượng mặt trời công suất 40m3 cho sản phẩm gỗ và mây tre lá” do Công ty TNHH Kỹ nghệ nhiệt và Môi trường CAXE chủ trìthực hiện... Bên cạnh đó, thông qua việc áp dụng tiến bộ KHCN, kỹ thuật canh tác theo công nghệ mới vềnông nghiệp của các nước tiên tiến và sử dụng những giống mới, canh tác theo quy trình VietGAP, GlobalGAP đã đem lại hiệu quả cao; diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao ngày một tăng...
Đối với các chương trình, đềán chuyển giao công nghệ, hỗ trợ hoạt động KHCN cũng đã giúp doanh nghiệp có điều kiện để nghiên cứu, áp dụng KHCN vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đột phá trong việc áp dụng KHCN vào sản xuất như Công ty TNHH Minh Long I, Công ty TNHH Thiên Dược...
Góp phần vào tăng trưởng kinh tế
Sự đóng góp của KHCN vào tăng trưởng kinh tế của địa phương được thông qua chỉ số yếu tố năng suất tổng hợp (TFP). Đây là chỉ số phản ánh hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng vào sản xuất, hiệu quả do thay đổi công nghệ... Trong giai đoạn 2010-2014, tốc độ tăng của TFP đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Dương đạt 26,5%, với tốc độ tăng TFP hàng năm bình quân đạt 3,48%.
Ông Trần Thanh Liêm, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định, trong thời gian qua công tác KHCN của tỉnh có những bước phát triển mạnh mẽ, phát huy hiệu quả và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Việc ứng dụng KHCN đã giúp công tác quản lý hiệu quả như ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh; phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp huyện... Đồng thời, việc áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất đã giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước khẳng định được thương hiệu và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Ông Trần Thanh Liêm cho biết thêm, các đềtài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng đã đưa ra những đềxuất giải pháp để giải quyết một số vấn đềbức xúc thuộc các lĩnh vực xã hội, văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, giáo dục - đào tạo...; cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ cho cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần giải quyết những vấn đềthực tiễn đặt ra trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý xã hội.
Mục tiêu Chương trình hành động số 63-CTr/TU của Tỉnh ủy Bình Dương đề ra: KHCN góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đến năm 2020, thông qua TFP hoạt động KHCN đóng góp khoảng 35% tăng trưởng kinh tế. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 10 - 15%/năm giai đoạn đến năm 2015 và 20 - 25%/năm giai đoạn 2016-2020. Giá trị giao dịch của thị trường KHCN tăng trung bình 15 - 17%/năm…
HOÀNG PHẠM