Ngành gỗ sẵn sàng bứt phá sau đại dịch

Cập nhật: 03-11-2021 | 08:51:24

Dù phi gánh chu nh hưởng không nh t làn sóng dch bnh Covid-19 th 4, song các doanh nghip (DN) chế biến, xut khu đồ g, ni tht ti Bình Dương đang tích cc phc hi chui cung ng, tn dng hiu qu cơ hi th trường, cùng vi ngành g trong nước hoàn thành mc tiêu xut khu c năm đạt 14,5 t đô la M.

 Sản xuất gỗ tại Công ty Phú Đỉnh (Cụm công nghiệp Thanh An, huyện Dầu Tiếng)

Lc quan

Kết quả khảo sát các DN chế biến gỗ của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) vừa được công bố tại hội nghị trực tuyến “DN ngành gỗ nỗ lực phục hồi trong bối cảnh bình thường mới” mới đây cho thấy đợt dịch bệnh thứ 4 đã tác động tiêu cực chuỗi cung xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó có Bình Dương, trung tâm chế biến gỗ của cả nước với 50% giá trị xuất khẩu. “Đến thời điểm này, khi dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, Bình Dương đã mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tín hiệu và kết quả thực tế cho thấy, tốc độ phục hồi của các DN ngành gỗ đã nhanh hơn dự đoán trong 2 - 3 tháng trước đây”, ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) nhận định.

Cùng với sự lạc quan, các DN đã bắt tay thực hiện ngay nhiều giải pháp để phục hồi sản xuất. Đó là, tinh giảm bộ máy, giảm chi phí cố định, đầu tư nâng cấp máy móc. Đồng thời, có chính sách tốt giữ chân, thu hút người lao động bằng các việc xây dựng nhà ở cho công nhân, chế độ lương, thưởng. Đối với phòng, chống dịch bệnh, DN áp dụng nghiêm ngặt quy định của cơ quan chức năng, tạo môi trường lao động an toàn.

Để phát triển bền vững trong trạng thái “bình thường mới”, các DN ngành gỗ kiến nghị nhiều vấn đề. Trong đó, ngành y tế cần có quy trình hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh phù hợp, bao gồm cả việc xử lý nếu có F0, cần thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Chính quyền địa phương cần hỗ trợ DN tiếp cận với nguồn lao động, chăm lo tốt hơn cho công nhân. Bên cạnh đó, cần có giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, có cơ chế chính sách phù hợp để phát triển rừng trồng gỗ lớn. Đồng thời, thống nhất quy trình lưu thông hàng hóa, không đứt gãy trong khâu vận chuyển…

Tăng tc sau đại dch

Ông Nguyễn Minh Nhật, Giám đốc Công ty TNHH Nhật Nam (TX.Bến Cát), cho biết trong bối cảnh dịch bệnh, công ty đã cố gắng duy trì sản xuất “3 tại chỗ” cùng với việc giữ mối liên hệ thường xuyên với người mua hàng, cung cấp thông tin tình hình sản xuất để khách hàng yên tâm về khả năng đáp ứng đơn hàng ngay khi tình hình dịch bệnh tiến triển tốt hơn. Chính vì vậy, khi hoạt động trở lại, DN không quá lo lắng về vấn đề đơn hàng. Tuy nhiên, với số lượng nhân công hạn chế, sản lượng hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu thực tế nên công ty ưu tiên thực hiện những đơn hàng giá trị cao, đầu tư máy móc công nghệ, phát triển những dòng hàng có giá trị cao hơn, tạo một sự vững vàng trong phát triển sau dịch bệnh.

Vượt khó khăn, tính toán cho đoạn đường dài hơn, ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Lâm Việt (TX.Tân Uyên), cho biết trong dịch bệnh ông đã sang Mỹ để thương thảo với khách hàng để tạm giãn thời gian giao hàng. Đến nay, đơn hàng từ thị trường Hoa Kỳ rất lớn. Vấn đề còn lại là các DN ngành gỗ cần có chiến lược để phát triển và nâng tầm lên sau đại dịch. Để tận dụng tối đa cơ hội thị trường mua sắm những tháng cuối năm, DN đã chủ động dự trữ nguyên liệu đủ để sản xuất trong 2 tháng tới. Như vậy, chỉ cần có đủ lao động, công ty có thể đáp ứng được 90% số đơn hàng trong năm nay.

Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch BIFA cho biết các DN ngành gỗ đã sẵn sàng để khôi phục lại chuỗi cung ứng và lấy lại đà tăng trưởng. Nhiều DN đã chủ động xây dựng phương án thích nghi với điều kiện mới như chuẩn bị nguồn cung nguyên liệu, kêu gọi cho người lao động trở lại làm việc và thông báo với đối tác kế hoạch sản xuất, cung ứng sản phẩm. “Các DN đã sẵn sàng bứt tốc sau đại dịch. Tuy nhiên, để có thể tái hoạt động như kỳ vọng, cần sự đồng hành của các địa phương trong việc bảo đảm chuỗi cung ứng được liên tục, đặc biệt tại khu vực sản xuất trọng điểm Bình Dương. Đồng thời, trong dài hạn ngành gỗ đã kiến nghị với tỉnh thiết lập khu công nghiệp chuyên ngành. Tất cả nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững chuỗi cung ứng và tạo ra giá trị lớn”, ông Điền Quang Hiệp bày tỏ.

 Bà Mary Tarnoka, Giám đốc điu hành Hip hi Thương mi Hoa K ti Vit Nam (AmCham): Có ti 60% các nhà sn xut đồ g, ni tht theo hp đồng ti Vit Nam là đối tác ca Hoa K. Mc dù gp nhiu khó khăn trong quý III, nhưng quý IV là thi đim rt quan trng để DN khai thác th trường Hoa K vì nhu cu mua sm ni tht cho dp l Giáng sinh rt ln. Nhà mua hàng Hoa K vn đánh giá cao, tin tưởng vào kh năng khôi phc ca ngành g Vit Nam. Nhu cu ca Hoa K đối vi sn phm g và ni tht Vit Nam d kiến s tiếp tc tăng trong hai năm ti.

 TIỂU MY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=648
Quay lên trên