Những điểm mới của Luật Đất đai năm 2013: Trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý và sử dụng đất đai
Cập nhật: 10-04-2014 | 00:00:00
Tại điều 208 và 209 Luật Đất đai
năm 2013 đã bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu UBND các cấp. Việc
bổ sung những điều này nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp
luật về quản lý và sử dụng đất đai… Luật Đất đai năm 2013 còn quy định xử lý trách
nhiệm của người thực thi công vụ vi phạm pháp luật đất đai và người đứng đầu cơ
quan, tổ chức để xảy ra vi phạm pháp luật đất đai (người đứng đầu tổ chức, thủ
trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai. Đồng thời, cán bộ,
công chức (CBCC) thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và công chức địa chính cấp
xã; người đứng đầu, CBCC, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao đất
để quản lý thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, bồi thường
thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật). Liên quan đến chương 13 này, luật
quy định thật kỹ về giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo và xử lỷ vi phạm pháp luật về đất đai. Luật quy định, công dân có quyền tự
mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát và phản ánh
các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai. Luật quy định cụ thể nội dung,
hình thức giám sát của công dân, trách nhiệm của các tổ chức đại diện của công
dân, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi nhận được ý kiến của
công dân và các tổ chức đại diện. Luật cũng quy định hệ thống theo dõi, đánh
giá đối với quản lý và sử dụng đất để đánh giá việc thi hành pháp luật đất đai,
hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, sự tác động của chính sách, pháp luật đất
đai đến kinh tế - xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước và các địa phương Đối với tranh chấp đất đai mà
đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định, luật
quy định sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết. Đối với các tranh chấp đất đai mà
đương sự không có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ theo quy định thì đương sự có thể
nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện
tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Riêng về thủ tục hành chính
(TTHC) về đất đai, luật quy định các vấn đề chung của TTHC về đất đai gồm các
loại TTHC về đất đai; việc công khai TTHC về đất đai và trách nhiệm, quyền hạn
của các bộ, ngành, UBND các cấp, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục, người
sử dụng đất và những người có liên quan về việc thực hiện TTHC về đất đai; đồng
thời giao Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục. M.H